Không để người lao động thiếu Tết

(BKTO) - Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Bởi vậy, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, DN đã gấp rút tập trung chăm lo đời sống cho người lao động (NLĐ), các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với nhiều hình thức thiết thực, trách nhiệm trên tinh thần không để NLĐ thiếu Tết.



Bình quân thưởng Tết tăng

Bên cạnh nhịp sống hối hả, tất bật trong những ngày cận Tết Nguyên đán, câu chuyện lương, thưởng Ttết luôn được quan tâm và có sức “nóng” đặc biệt. Mới đây, Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH)) vừa có thông báo về tình hình tiền lương năm 2017 và thưởng Tết năm 2018. Theo đó, lương và thưởng Tết bình quân năm nay cao hơn năm trước.

Cụ thể, mức thưởng Tết Nguyên đán Mậu Tuất bình quân cả nước là 5,5 triệu đồng/người (tương đương 1 tháng lương), tăng 13% so với Tết năm 2017. Người có mức thưởng cao nhất dịp này là 855 triệu đồng, tại DN dân doanh ở TP.HCM. Mức thưởng thấp nhất là 20.000 đồng/người, tại DN dân doanh ở Vĩnh Phúc.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung (bên trái) trao quà cho NLĐ tại Chương trình “Tết sum vầy 2018”. Ảnh: BÁ HOẠT
Đối với tiền lương năm 2017, mức bình quân ước thực hiện là 6,6 triệu đồng/tháng, tăng 9,3% so với năm 2016. Hầu hết các khối DN đều có mức lương tăng dao động từ 3,3 - 13,5%. Trong đó, khối DN có vốn đầu tư nước ngoài có mức lương tăng cao nhất, 13,5% so với năm 2016, với số ước thực hiện năm 2017 là 6,8 triệu đồng/tháng.

Số liệu trên được tổng hợp theo báo cáo của 63 địa phương, với 26.829 trong số 432.899 DN (tương ứng hơn 3,8/13,3 triệu NLĐ) đang hoạt động có báo cáo tiền lương, thưởng. Trong đó, có hơn 18.000 DN có kế hoạch thưởng Tết Dương lịch và hơn 25.000 DN có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán.

Năm 2017, nhờ kinh tế phục hồi, lương tối thiểu và lương cơ sở tiếp tục được điều chỉnh tăng, nên tiền lương năm 2017 và thưởng Tết 2018 của NLĐ tăng so với năm trước. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều DN chưa có kế hoạch thưởng cuối năm, do đây là khoản tiền không bắt buộc theo quy định mà DN tự quyết định trên thực tế kinh doanh cả năm và quy chế của DN.

Trong khi đó, tại nhiều địa phương, chuyện lương, thưởng Tết cho giáo viên - câu chuyện luôn làm “nóng” các diễn đàn - cũng bước đầu nhận được sự quan tâm, chia sẻ của nhà trường và xã hội. Điển hình như một số trường công lập ở TP.HCM đã chi thưởng hàng chục triệu đồng cho mỗi giáo viên. Dù không mang tính đại diện nhưng đây có thể coi là tín hiệu vui với người giáo viên, khi vấn đề lương thưởng Tết nhận được sự đồng hành giám sát từ phía công đoàn giáo dục thành phố.

Chăm lo Tết bằng nhiều hoạt động thiết thực

Tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ công tác lao động, người có công và xã hội năm 2018 của Bộ LĐ-TB&XH, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc lưu ý các Bộ, ngành, địa phương, DN tập trung chăm lo Tết cổ truyền cho NLĐ; đặc biệt cần quan tâm đến người nghèo, người có công, đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng yếu thế trong xã hội.

Tinh thần chăm lo Tết cho NLĐ cũng được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhắc đến tại Hội nghị Tổng kết hoạt động công đoàn năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. Phó Thủ tướng lưu ý Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) cần phối hợp với các cấp chăm lo Tết cho NLĐ, không để gia đình công nhân nào vì bất cứ lý do gì mà không có Tết.

Trên tinh thần đó, mới đây, LĐLĐ TP. Hà Nội phối hợp với Quỹ Tấm lòng Vàng - Báo Lao Động (Tổng LĐLĐVN) tổ chức Chương trình “Tết sum vầy 2018” với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực vì NLĐ. Tại Chương trình, 60 NLĐ được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn trực tiếp trao tặng quà và vé xe về quê miễn phí. Lãnh đạo TP. Hà Nội cũng trao tặng 2.000 suất quà, với tổng trị giá 1 tỷ đồng cho 2.000 gia đình NLĐ có hoàn cảnh khó khăn.

Cùng với Chương trình “Tết sum vầy” tại Hà Nội, những ngày qua, trên khắp cả nước, LĐLĐ các tỉnh, thành phố cũng đã có các hoạt động chăm lo Tết cho công nhân lao động. Với phương châm “không để bất cứ gia đình công nhân, NLĐ nào không có Tết”, các cấp công đoàn trong cả nước tổ chức các hoạt động thiết thực, tạo khí thế tươi vui, phấn khởi cho NLĐ. Theo thống kê, dịp Tết Mậu Tuất 2018, cả nước có gần 2,6 triệu NLĐ được hỗ trợ tiền mặt và tặng quà với tổng trị giá hơn 1.277 tỷ đồng, hơn 85.000 NLĐ được tặng vé xe dịp Tết…

Tại các Bộ, ngành, địa phương, nhiều hoạt động ý nghĩa cũng đã được triển khai. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tổ chức Chương trình nghệ thuật “Sức mạnh nhân đạo” với chủ đề “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam” Xuân Mậu Tuất 2018 nhằm vận động ít nhất 2 triệu suất quà Tết để trao tặng các đối tượng này. Trong dịp Tết Nguyên đán 2018, TP. Hà Nội dành gần 300 tỷ đồng để tặng quà, chăm lo các đối tượng chính sách.

Tại tỉnh Nghệ An, riêng Chương trình “Tết vì người nghèo - Mậu Tuất 2018” đã thu hút được hơn 60,2 tỷ đồng để dành tặng cho người nghèo… Đây là các hoạt động mang đậm tính nhân văn, thể hiện sự chia sẻ và kết nối, nhằm mang mùa xuân ấm áp đến với hàng triệu NLĐ, tạo điều kiện cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội được đón Tết cổ truyền tươm tất, ý nghĩa hơn.

NGUYỄN LỘC
Theo Báo Kiểm toán số 06 ra ngày 08-02-2018
Cùng chuyên mục
  • Kết cấu lương vào giá dịch vụ y tế: Nhiều tác động tích cực
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Việc lần đầu tiên đưa chi phí tiền lương vào giá dịch vụ y tế đã được Bộ Y tế lựa chọn là 1 trong 10 sự kiện nổi bật của ngành năm 2017. Trái với những lo ngại ban đầu, thực tế triển khai cho thấy, chủ trương này đã có những tác động tích cực và là bước đi cần thiết trong lộ trình thực hiện tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng số đơn vị tự chủ tài chính và tỷ lệ người tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT) giảm số người hưởng lương từ NSNN.
  • Những bài học từ mùa xuân
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Những cái Tết thời ấu thơ, bố đi xuất khẩu lao động, mẹ con thường rời Vinh kéo nhau về nhà ông bà ăn Tết ở Đô Lương. Và không biết tự lúc nào, những đứa trẻ nửa quê nửa phố như tôi vẫn thường có những sự so sánh khá thú vị về Tết quê và phố. Chẳng hiểu vì những lí do gì mà lòng mình vẫn nghiêng hẳn ân tình về vùng quê.
  • Trao 265 phần quà cho học sinh vùng cao
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày 05/02, được sự đồng ý của Đảng ủy Đảng bộ bộ phận và lãnh đạo KTNN chuyên ngành VI, Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh KTNN chuyên ngành VI đã phát động chương trình thiện nguyện “Áo ấm vùng cao”, trao tặng nhiều phần quà cho các em nhỏ vùng cao biên giới tại trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở xã Mã Ba, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
  • Tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực kiểm toán: Trách nhiệm không của riêng doanh nghiệp
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) do Bộ Tài chính ban hành dựa trên Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA). Đây là cơ sở để định hướng hoạt động chuyên môn cho các Kiểm toán viên (KTV) và DN kiểm toán. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán vẫn còn nhiều hạn chế.
  • Xây dựng Chương trình môn học:   Thận trọng để không lặp lại “vết xe đổ”
    6 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo Các chương trình môn học, hoạt động giáo dục (Chương trình môn học) trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới. Việc xây dựng Chương trình môn học ra sao để không lặp lại “vết xe đổ” từng xảy ra với mô hình trường học mới là băn khoăn của nhiều chuyên gia khi góp ý về Dự thảo này.
Không để người lao động thiếu Tết