Không ta tự làm khó ta, khổ dân

(BKTO) - Ngày 21/02/2021, Bộ Công Thương có Công văn số 901/BCT-TTTN đề xuất Thủ tướng Chính phủ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho lưu thông hàng hóa và thúc đẩy tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 (trước đó, Sở Công Thương Hải Dương đã đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến với Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải (GTVT), báo cáo Chính phủ chỉ đạo các địa phương xem xét, thống nhất cách áp dụng các biện pháp phòng dịch cho người, phương tiện, hàng hoá).



Tại cuộc họp ngày 23/02 của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, khi bàn về kết nối tiêu thụ hàng hoá của Hải Dương, Bộ Công Thương cho biết các nhà tiêu thụ lớn đã sẵn sàng, nhưng hiện đang gặp khó khăn trong khâu tổ chức lưu chuyển. Trong khi đó, việc thực hiện yêu cầu xét nghiệm Covid-19 của Bộ Y tế tại Công văn số 898/BYT-MT ngày 07/02/2021 hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 trong vận chuyển hàng hóa có nhiều điểm chưa phù hợp, dẫn đến việc nông sản bị tồn ứ khó tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

Cũng vì quan ngại dịch lây lan, hàng hóa lưu thông giữa các tỉnh có dịch Covid-19 và giáp ranh gặp nhiều ách tắc do các địa phương thiếu thống nhất nhận thức và quy trình chung về vận chuyển hàng hóa trong các trường hợp này. Chẳng hạn, theo Sở GTVT Hải Dương, TP. Hải Phòng yêu cầu các phương tiện từ Hải Phòng đi Hải Dương qua Quốc lộ 5 được hướng dẫn đi từ ngã tư Quán Toan phải lưu thông qua cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, còn các phương tiện xuất phát từ Hải Dương phải quay đầu trở lại. Điều này đã dẫn tới nhiều xe chở hàng hóa ở các địa phương như Kim Thành, Kinh Môn… giáp địa phận Hải Phòng nằm trên Quốc lộ 5 lại phải đi vòng qua cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, xuống nút giao Gia Lộc (Hải Dương) để vòng trở lại các địa phương này. Lượng xe tải dồn lên cao tốc lớn, cộng với việc Hải Phòng tiến hành chặn xe ở cửa ngõ Thành phố để kiểm dịch đã dẫn đến tình trạng ùn tắc trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Hải Phòng cho biết, khi Hải Phòng cấm xe lưu thông trên Quốc lộ 5 khiến việc vận chuyển nhiên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi về các nhà máy Hải Dương gặp rất nhiều khó khăn, gây thiệt hại lớn cho DN vận tải. Việc Hải Phòng cấm người từ vùng dịch vào Thành phố khiến DN vận tải không tìm được lái xe. Trong khi lái xe ra vào Hải Dương, Hải Phòng đều phải xét nghiệm cho kết quả âm tính thì mới cho vào, việc này không chỉ mất thời gian mà còn tốn thêm tiền xét nghiệm.

Tổng cục Đường bộ đề nghị Sở GTVT Hải Phòng căn cứ theo Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan có phương án tháo gỡ cho phương tiện vận chuyển hàng hoá của Hải Dương đi Hải Phòng. Các Bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc chung tay tháo gỡ với tinh thần tạo điều kiện để các phương tiện vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân được lưu thông, khi đảm bảo các điều kiện về phòng, chống dịch. Ngày 19/02, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Công văn hỏa tốc hướng dẫn về quy trình lưu thông hàng hóa và tiêu thụ nông sản. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Hải Dương cũng ban hành quy trình tương tự. Theo đó, ngày 23/02, ô tô chở hàng nông sản từ huyện Cẩm Giàng qua chốt kiểm dịch xã Cẩm Hưng nhanh chóng được phun khử khuẩn sau khi xuất trình đủ giấy tờ. Ở phía bên kia barie, ô tô và tài xế khác đợi sẵn để đón nhận trung chuyển hàng. Trước khi hàng hóa được trung chuyển, hai tài xế xuất trình các giấy tờ và giấy xác minh không liên quan hay tiếp xúc với các trường hợp F1, F2, F3 tại địa phương. Hai thùng xe được đấu nối với nhau để tạo thuận lợi cho việc chuyển hàng. Trước khi sắp xếp hàng, cán bộ y tế thực hiện phun khử khuẩn thùng xe. Quá trình này thường kết thúc trong khoảng từ 20 - 30 phút. Hoàn tất quá trình chuyển hàng hóa, lái xe hai bên trở về các tỉnh - nơi họ xuất phát.

Đại dịch Covid-19 là một thách thức, thảm họa y tế và kinh tế, đặt ra nhiều vấn đề chưa từng có cho cả thế giới và Việt Nam. Công tác phòng, chống dịch nhất định sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là điều không tránh khỏi. Kiểm soát và thích nghi hiệu quả với dịch bệnh là một quá trình dài và đòi hỏi những nhận thức, giải pháp mới, thậm chí là không tưởng nhất. Chính phủ đã giao địa phương có phương án phòng, chống dịch. Trong khi đó, việc phòng dịch lại phải theo hướng dẫn của Bộ Y tế về quy định người ở vùng dịch đi đến vùng khác. Bởi vậy, việc Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, ngành cùng phối hợp xử lý, thống nhất nhận thức về “các hàng rào kỹ thuật” và triển khai thông suốt quy trình lưu thông hàng hóa, tránh “ngăn sông cấm chợ” giữa các nước và địa phương có dịch là cấp thiết, cả trước mắt và lâu dài, nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng không bị đứt gãy, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, kéo theo các hệ lụy tiêu cực nặng nề khác cho phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và địa phương, như khẳng định trong Công văn nêu trên của Bộ Công Thương.
Thật là có lỗi với dân khi cũng vì dân mà ta tự làm khó ta, khổ dân…!

TS. NGUYỄN MINH PHONG
Chuyên gia Kinh tế
Cùng chuyên mục
  • Lạm phát 2020:  Thế nào và tại sao?
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Năm 2020 nối dài chuỗi thành công về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát bất chấp dịch bệnh Covid-19 kéo theo suy giảm hoạt động sản xuất kinh doanh và một phần nguồn lực phải sử dụng để phòng, chống dịch bệnh thay vì sử dụng để phát triển kinh tế.
  • Nỗ lực cho phục hồi kinh tế năm 2020
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Mặc dù năm 2020 ghi nhận những suy giảm mạnh về tăng trưởng và hầu hết các chỉ tiêu kinh tế của tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, song âm hưởng chung hội tụ trong các đánh giá và dự báo về kinh tế Việt Nam là rất tích cực. Việt Nam nằm trong số hiếm hoi các nước vẫn giữ được mức tăng trưởng GDP dương 2,91%. Với tinh thần đó, “dù không đạt một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội như mục tiêu đề ra vì lý do khách quan, năm 2020 vẫn được đánh giá thành công hơn 2019”, như khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương cả nước ngày 28/12/2020.
  • Doanh nghiệp bất động sản thời Covid-19
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Việt Nam trở thành điểm sáng hiếm hoi không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn cầu khi đồng thời xử lý tốt lựa chọn đối nghịch giữa duy trì tăng trưởng kinh tế và kiềm chế dịch bệnh. Trong bối cảnh đó, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam vừa có những chuyển động do tác động trực tiếp của Covid-19 vừa tiếp tục những xu hướng đã hình thành từ trước khi xảy ra đại dịch, đồng thời được thúc đẩy nhanh hơn do đại dịch hoặc ngược lại.
  • Linh hoạt chính sách tài chính “hậu Covid-19”
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP của thế giới năm 2020 giảm 4,4%, trong khi Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới có tỷ lệ tăng trưởng GDP dương 1,6%. Song với việc giảm tỷ lệ tăng trưởng GDP từ 7,02% xuống khoảng 1,6% sẽ làm giảm thu NSNN so với năm trước khoảng 68.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, với việc triển khai thực hiện hàng loạt các giải pháp miễn, giảm, giãn các loại thuế, phí, lệ phí do dịch Covid-19 và ảnh hưởng của dự toán lập cao, Bộ Tài chính dự kiến năm 2020, NSNN sẽ hụt thu khoảng 189.200 tỷ đồng, giảm 12,5% so với dự toán và 14,7% so với thực hiện năm 2019. Tình trạng nợ thuế cũng diễn ra rất phổ biến.
  • Kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Chính phủ cho biết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh. Tổng số vốn đăng ký giai đoạn 2011-2020 đạt trên 278 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 152,3 tỷ USD, tăng gần 6,9%/năm, chiếm 22,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Không ta tự làm khó ta, khổ dân