Kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước

(BKTO) - Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Chính phủ cho biết, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh. Tổng số vốn đăng ký giai đoạn 2011-2020 đạt trên 278 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 152,3 tỷ USD, tăng gần 6,9%/năm, chiếm 22,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.



Chủ trương kết nối DN FDI với DN trong nước thể hiện rõ ở quan điểm phát triển thứ 4 trong Chiến lược, cụ thể: Xây dựng nền kinh tế tự chủ phải trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động, tích cực hội nhập, đa dạng hoá thị trường, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế. Phải hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới có tính tự chủ, tham gia hiệu quả, cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng chống chịu hiệu quả trước các cú sốc từ bên ngoài. Phát huy nội lực là yếu tố quyết định gắn với ngoại lực và sức mạnh thời đại. Không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế, phát triển lực lượng DN của người Việt Nam ngày càng vững mạnh và huy động sức mạnh tổng hợp của đất nước, nâng cao hiệu quả và lợi ích do hội nhập quốc tế mang lại. Theo đó, nội dung kết nối là công nghệ, thị trường và chuỗi giá trị toàn cầu - đó cũng chính là ưu thế vượt trội của DN FDI so với DN trong nước.

Đặc biệt, Báo cáo chính trị khẳng định phải: Cơ cấu lại hệ thống DN, phát triển lực lượng DN Việt Nam lớn mạnh, tăng cường gắn kết giữa DN có vốn đầu tư nước ngoài với DN trong nước. Chiến lược 10 năm nhấn mạnh: Tăng cường liên kết giữa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các tập đoàn đa quốc gia với DN trong nước trong phát triển chuỗi cung ứng của các ngành công nghiệp. Nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài công nghệ trung bình, gia công, lắp ráp, thiếu gắn kết, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy DN trong nước phát triển. Như vậy, điều kiện cơ bản để kết nối DN FDI với DN trong nước hiệu quả là: (i) tập đoàn đa quốc gia; (ii) có công nghệ cao; (iii) sẵn sàng kết nối tạo ra chuỗi cung ứng; (iv) sẵn sàng chuyển giao công nghệ. Năm công ty nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam là của các tập đoàn: Samsung, Honda, Toyota, Canon và Unilever. Việt Nam gần đây nổi lên như một trong những điểm đến quan trọng của các nhà đầu tư lớn. Tập đoàn Pegatron của Đài Loan đầu tư vào Hải Phòng là tập đoàn chuyên cung ứng linh kiện điện tử cho Apple, Sony, Microsoft, Lenovo… Dự kiến, Tập đoàn này sẽ sản xuất thiết bị điện tử gồm: điện tử dân dụng, máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy tính, thiết bị truyền thông, linh kiện điện tử, bảng mạch để cung cấp cho các tập đoàn điện tử lớn đang đầu tư tại Việt Nam và xuất khẩu. Samsung đã quyết định đầu tư 220 triệu USD để xây dựng Trung tâm R&D lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội. Google dự định đầu tư tại Vĩnh Phúc để sản xuất điện thoại. Apple khẳng định sẽ chuyển nhà máy sản xuất tai nghe AirPods từ Trung Quốc sang Việt Nam. HP và Dell đều đã di dời nhà máy sản xuất laptop sang Đài Loan và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. LG của Hàn Quốc cũng chuyển sản xuất dòng điện thoại thông minh sang Hải Phòng… Các nhà sản xuất, lắp ráp sản phẩm iPhone của Apple như Foxconn, Luxshare cũng mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Báo cáo chính trị cho rằng, cần ưu tiên những dự án đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sử dụng lao động có kỹ năng; đầu tư vào những ngành, lĩnh vực cần ưu tiên phát triển; có liên kết, chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện cho DN trong nước phát triển, tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 chỉ rõ: Chuyển trọng điểm chính sách thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng, ưu tiên các dự án tạo giá trị gia tăng cao, có mô hình quản trị hiện đại, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan toả, kết nối chặt chẽ với khu vực kinh tế trong nước; phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Xây dựng các tiêu chí về đầu tư để lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn. Xây dựng chính sách khuyến khích, ưu đãi vượt trội mang tính cạnh tranh quốc tế đối với các dự án lớn, quan trọng để thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu - phát triển, trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Có chính sách khuyến khích hợp tác, chuyển giao công nghệ dựa trên cơ sở thoả thuận, tự nguyện. Không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên.
TS. VŨ ĐÌNH ÁNH
Chuyên gia Kinh tế
Cùng chuyên mục
  • Thông điệp từ tín hiệu thị trường bất động sản ấm dần
    3 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Theo tổng hợp báo cáo từ 56/63 địa phương mới đây của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (BĐS) - Bộ Xây dựng, lượng sản phẩm BĐS giao dịch thành công trong quý III/2020 bình quân trên cả nước bằng khoảng 110 - 125% so với quý II/2020. Đặc biệt, giá trị hàng tồn kho BĐS đang giảm dần (theo đó, quý I, II và III tại TP. Hà Nội, lượng hàng BĐS tồn kho giảm lần lượt từ 84,5%, xuống 79,4% và 64,9%; tại TP. HCM, số liệu tương ứng là 82,5%, xuống 27,2% và 24,9%).
  • Tăng tỷ lệ nội địa hóa công nghiệp ô tô
    4 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ nội địa hóa của công nghiệp ô tô tại Việt Nam mới đạt từ 7 - 10% và giá thành xe lắp ráp sản xuất trong nước cao hơn từ 10 - 20% so với Thái Lan hay Indonesia. Suốt 3 năm qua, các DN đã đề xuất chính sách đặc thù để phát triển như miễn thuế nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô trong nước, giúp giảm chi phí và cạnh tranh với linh kiện nhập khẩu từ ASEAN hưởng thuế 0%, đồng thời có chính sách ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt với linh kiện sản xuất trong nước để khuyến khích các DN ô tô tăng nội địa hóa.
  • Lợi ích từ cải cách hành chính và Chính phủ điện tử
    4 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Tại cuộc họp Quốc hội khóa XIV chiều 06/11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến nay, đã cắt giảm và đơn giản hóa hơn 1.000 thủ tục hành chính, 3.893/6.191 điều kiện kinh doanh, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; các Bộ, ngành đã có phương án xử lý 1.501 mặt hàng có chồng chéo về thẩm quyền… Nhờ đó, giúp tiết kiệm tổng chi phí xã hội được khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỷ đồng/năm theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB).
  • Nguyên nhân không đạt mục tiêu cổ phần hóa  doanh nghiệp nhà nước
    4 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Từ năm 2016 đến tháng 6/2020, cả nước mới cổ phần hóa (CPH) được 175 DN với quy mô vốn nhà nước được xác định lại đạt 207.145 tỷ đồng (quy mô vốn nhà nước xác định lại của năm 2016 là 27,328 triệu tỷ đồng, năm 2017 là 161,947 triệu tỷ đồng, năm 2018 là 15,543 triệu tỷ đồng), bằng 109% tổng giá trị phần vốn nhà nước tại các DN CPH cả giai đoạn 2011-2015.
  • Phát triển kinh tế thị trường phải vì hạnh phúc của dân
    4 năm trước Góc nhìn
    (BKTO) - Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng đã và đang được tổ chức lấy ý kiến rộng rãi tại các đại hội Đảng bộ, các cuộc họp chi bộ các cấp, ngành trong Đảng và sẽ công bố công khai để xin ý kiến góp ý, phản biện của các tầng lớp nhân dân trên cả nước.
Kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước