Khủng hoảng thừa nông sản: Thiếu đồng bộ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ

(BKTO) - Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường thẳng thắn thừanhận, tình trạng nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ khó khăn như vừa qua là doBộ mới làm tốt khâu sản xuất, khâu chế biến và tổ chức thị trường còn yếu kém.




Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội

Mới tổ chức tốt khâu sản xuất

Theo chương trình kỳ họp thứ 3, từ ngày 13 đến 15/6, các thành viên Chính phủ sẽ trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Mở đầu phiên chất vấn sáng 13/6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã đăng đàn trả lời các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực quản lý của mình. Tại phiên chất vấn, có 68 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn tư lệnh ngành Nông nghiệp. Bên cạnh nhiều vấn đề lớn như công tác quản lý phân bón, giống; quy hoạch phát triển ngành… các đại biểu Quốc hội đã tập trung đặt câu hỏi với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường về thực trạng, những giải pháp đột phá trong công tác dự báo, tổ chức thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản, nhằm khắc phục tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” như thời gian qua.

Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, sức sản xuất của Việt Nam thời gian qua tăng trưởng quá nhanh, khiến cung vượt cầu. “Trong hơn 10 năm qua riêng thịt lợn đã tăng trên 3,6 lần, từ 3,4 triệu tấn lên 5,6 triệu tấn; sữa tăng 15 lần, từ 511.000 tấn lên 800.000 tấn; cá nuôi, không kể cá khai thác, tăng từ 1,8 triệu tấn lên 3,4 triệu tấn; cùng với đó là 10 tỷ quả trứng” - Bộ trưởng dẫn số liệu.

Trong khi đó, việc tổ chức thị trường và khâu chế biến đang là 2 khâu yếu nhất trong tổ chức ngành hàng nông sản. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, hiện chế biến còn cách xa với sản xuất. “Cho đến giờ phút này, khâu liên kết của chúng ta trong sản xuất thịt lợn chỉ được 20% ở khâu nuôi còn khâu chế biến rất kém, có thể nói là kém nhất trong các ngành hàng. Hiện nay, chỉ có 4-5 DN có chế biến nhưng chế biến sâu từ giống, chăn nuôi, giết mổ, phân phối thì đếm trên đầu ngón tay làm cho khâu tiêu thụ hiện nay vẫn trên 90% theo kiểu truyền thống”. - Bộ trưởng cho biết.

Bên cạnh đó, khẩu tổ chức thị trường thực phẩm Việt Nam nói chung, đặc biệt là lợn cũng rất yếu. Hiện nay, chúng ta mới xuất khẩu được ở 3 nước, xuất khẩu lợn sữa 1 năm 20.000 tấn, còn lại chủ yếu là xuất tiểu ngạch qua Trung Quốc, các thị trường khác chưa khai thác được.

“Tóm lại là 3 khâu: khâu sản xuất, khâu chế biến, khâu mở cửa thị trường, tổ chức thị trường, chúng ta mới làm được khâu đầu còn 2 khâu sau chúng ta rất yếu, trong đó có trách nhiệm của ngành Nông nghiệp”- Bộ trưởng thẳng thắn thừa nhận.

Rà soát quy hoạch sản xuất gắn với thị trường

Về các giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Trong thời gian tới, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cùng đánh giá lại công tác quản lý thị trường, phát triển thị trường. Song song đó, sẽ rà soát, phát triển sản phẩm nông nghiệp theo 3 trục sản phẩm.

Thứ nhất, trục sản phẩm quốc gia, phải rà soát lại xem đâu là lợi thế, đâu không có lợi thế để loại bỏ và chỉ tập trung phát triển sản phẩm mang lại năng suất, giá trị cao. Thứ hai, trục sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và thứ 3 là nhóm sản phẩm chủ lực vùng, miền. Từ những trục sản phẩm này, các ngành hàng sẽ tập trung vào quy mô, tổ chức sản xuất, chế biến, thương mại…

“Không chỉ đối với sản phẩm thịt lợn, mà các sản phẩm khác cũng có sự rà soát lại từ quy hoạch, chiến lược phát triển gắn với thị trường rõ hơn. Để làm tốt điều này, cần tăng cường sự phối hợp giữa Bộ với các cơ quan của trung ương, địa phương, các thành phần kinh tế, giúp việc phát triển nông sản hàng hóa từng bước bền vững”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đồng tình với đánh giá của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường về những tồn tại trong công tác phát triển thị trường, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh phân tích thêm: Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước và công tác quy hoạch phải tính toán lại, đặc biệt là sự phối hợp giữa các Bộ, ngành. Cần có sự phối hợp của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong xây dựng, nghiên cứu thị trường. Phải đánh giá cho đúng những lợi thế cạnh tranh và quy hoạch thị trường cho tốt để tiếp tục phát triển.

“Vai trò quản lý của cơ quan nhà nước phải định hướng được thông qua quy hoạch và tổ chức quy hoạch trong sản xuất, phối hợp với những nhiệm vụ thị trường và vượt qua rào cản thương mại, kỹ thuật thì chúng ta mới phát triển bền vững” - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Đ. KHOA
Cùng chuyên mục
  • Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng minh bạch thông tin
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - “Báo cáo đánh giá thực tiễn công bố thông tin của doanh nghiệp: Đánh giá 30 doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam” do Tổ chức Minh bạch quốc tế và Tổ chức hướng tới Minh bạch tại Việt Nam lần đầu tiên thực hiện đã làm sáng tỏ phần nào bức tranh công bố thông tin của DN Việt Nam.
  • Tiếp tục gỡ vướng về thủ tục hành chính hải quan
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Kết quả khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của DN đối với cải cách thủ tục hành chính (TTHC) hải quan năm 2016 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây cho thấy, so với các năm trước, TTHC hải quan đã có bước cải thiện đáng kể, từ tiêu chí tiếp cận thông tin đến thái độ phục vụ của cán bộ, công chức. Tuy vậy, DN vẫn mong muốn những thủ này sẽ được ngành hải quan quan tâm, cải thiện hơn nữa.
  • Rào cản phát triển nhà ở xã hội
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Pháttriển nhà ở xã hội (NƠXH) được đánh giá là chủ trương đúng đắn, phù hợp với nhucầu của đại đa số người dân, nhất là người dân tại khu vực đô thị và công nhâncác khu công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển loại hình nhà ở này vẫnđang vướng phải không ít rào cản.
  • Việt Nam - điểm đến đầu tư hấp dẫn của DN châu Âu
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Lần thứ 9 sau 8 năm liên tiếp, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại ViệtNam (EuroCham) vừa công bố Sách trắng về thương mại và đầu tư (Sách trắng 2017).Đây là cuốn sách tổng hợp các ý kiến của các DN thành viên EuroCham, hoạt độngtrong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam.
  • DN đánh giá cao nỗ lực cải cách của ngành thuế
    7 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Cuộc khảo sát đánh giá sự hài lòng của DN với cải cách hành chính thuếnăm 2016 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ngânhàng Thế giới (WB) tiến hành đã cho kết quả, có tới 75% DN hài lòng với nhữngnỗ lực cải cách của ngành thuế. Tuy nhiên, vẫn còn không ít điểm xấu của ngànhthuế khiến DN chưa hài lòng.
Khủng hoảng thừa nông sản: Thiếu đồng bộ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ