Kiểm toán đánh giá như thế nào về việc TP.Hồ Chí Minh tạm dừng bố trí vốn của 148 dự án đã có quyết định phê duyệt đầu tư?

(BKTO) - Thực hiện kiểm toán ngân sách địa phương năm 2021 của TP.Hồ Chí Minh, Kiểm toán nhà nước (KTNN) kết luận, UBND TP.Hồ Chí Minh đã chú trọng đến việc tăng tỷ trọng chi đầu tư khi dự toán chi ngân sách địa phương..., nhưng trong công tác lập, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công tại địa phương còn nhiều bất cập.

hcm.jpg
Kiểm toán nhà nước vừa thực hiện kiểm toán ngân sách địa phương năm 2021 của TP.Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: TTXVN

Xây dựng kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn chưa sát thực tế

Đánh giá về công tác lập và phân bổ, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của TP.Hồ Chí Minh, KTNN nêu rõ, TP.Hồ Chí Minh đã xây dựng và đề xuất phương án bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách thành phố trình và được Thủ tướng Chính phủ thông báo thấp hơn so với tổng kế hoạch vốn khoảng 176.730 tỷ đồng.

Liên quan đến trình tự, thủ tục lập và phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn, KTNN đánh giá, kế hoạch không thể hiện một số chỉ tiêu, không phân loại dự án theo thời gian thực hiện được quy định tại Luật Đầu tư công; Thành phố cũng chưa tổ chức và thực hiện thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn của Sở, ban, ngành thuộc thẩm quyền theo đúng quy định tại Luật Đầu tư công.

Cùng với đó, KTNN nêu rõ hàng loạt những bất cập như TP.Hồ Chí Minh phân bổ vốn điều lệ cho một số quỹ tài chính khi chưa xác định được tiêu chí để phân loại; chưa bố trí vốn thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư đối với dự án trọng điểm, có tính chất kết nối liên vùng theo quy định tại Nghị quyết 973/NQ-UBTVQH làm ảnh hưởng đến việc chuẩn bị đầu tư dự án và triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công.

Đồng thời, Thành phố đã phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn đối với 05 dự án trọng điểm sử dụng vốn ODA; chưa đảm bảo bố trí đủ vốn để hoàn thành 04 dự án thực hiện đầu tư trong kỳ và các dự án chuyển tiếp theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt.

Đáng chú ý, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho UBND Thành phố nội dung “Bố trí vốn trung hạn bằng với giá trị vốn đã bố trí trong kế hoạch vốn năm 2021 đối với các dự án đã có quyết định đầu tư nhưng chưa bồi thường, chưa thi công, chưa tổ chức lựa chọn nhà thầu, chưa triển khai đầu tư xây dựng và chưa có khả năng tiếp tục triển khai thực hiện”. Theo đó, TP.Hồ Chí Minh đã phải tạm dừng không tiếp tục bố trí vốn đối với 148 dự án đã giao kế hoạch vốn trong năm 2021 - đó là những dự án đã có quyết định phê duyệt đầu tư nhưng có khả năng dẫn tới nợ đọng xây dựng cơ bản.

Tuy nhiên, từ quyết định trên của TP.Hồ Chí Minh, KTNN kết luận rằng UBND Thành phố đã chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án trong 2 giai đoạn đầu tư công (giai đoạn 2016-2020 và 2021-2025) khi chưa xác định và cân đối được nguồn vốn dẫn tới khi xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 có 148 dự án đã có quyết định phê duyệt dự án nhưng không cân đối được nguồn vốn nên phải đề xuất tạm dừng chưa tiếp tục triển khai, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Chưa tuân thủ quy định, phân bổ kế hoạch vốn năm 2021 trước cho hàng nghìn dự án

Đánh giá riêng về công tác lập, thẩm định, phân bổ và giao kế hoạch đầu tư công năm 2021, bất cập được KTNN chỉ ra là Thành phố chưa tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục lập và thẩm định kế hoạch đầu tư công, thời gian điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021 không đảm bảo theo quy định. Đáng chú ý, có 93 dự án được giao kế hoạch vốn nhưng sau đó Thành phố không cân đối được nguồn vốn, phải tạm dừng thực hiện.

Với việc phân bổ kế hoạch vốn cho 2.666 dự án trước khi có quyết định điều chỉnh thời gian thực hiện, Thành phố chưa tuân thủ quy định tại Luật Đầu tư công và Nghị quyết của HĐND Thành phố. Chưa hết, TP.Hồ Chí Minh còn bố trí kế hoạch vốn năm 2021 cho 1.307 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 có thời gian bố trí vốn quá thời gian quy định.

Trong quản lý, thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2021, KTNN nêu rõ, tổng số vốn kế hoạch đầu tư công của thành phố đã giải ngân đạt tỷ lệ 62%, thấp hơn tỷ lệ bình quân chung của cả nước và thấp hơn tỷ lệ các chủ đầu tư đã đăng ký với UBND Thành phố.

Trong đó, có 414 dự án được bố trí kế hoạch vốn 2.335 tỷ đồng nhưng chưa giải ngân; 73 dự án có tỷ lệ giải ngân thấp hơn 30% kế hoạch vốn năm 2021 được giao, số vốn còn lại phải hủy bỏ 8.787 tỷ đồng; 532 dự án có tỷ lệ giải ngân thấp hơn tỷ lệ bình quân chung của Thành phố với giá trị kế hoạch vốn không được giải ngân 9.471 tỷ đồng.

Ngoài ra, việc quản lý dự án đầu tư còn thực hiện chưa đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản pháp luật khác.

Qua kiểm toán chi tiết tại các dự án, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 134,6 tỷ đồng và kiến nghị khác 29,1 tỷ đồng. Thành phố cũng chưa kịp thời thu hồi số vốn đầu tư tạm ứng đã quá thời hạn thu hồi theo quy định. Theo KTNN xác nhận, tổng số dư tạm ứng quá hạn đến ngày 31/01/2022 của 173 dự án lên tới 1.754,2 tỷ đồng.

Cùng chuyên mục
  • Các địa phương cần chấn chỉnh công tác quản lý tài nguyên khoáng sản
    một năm trước Kết quả kiểm toán
    (BKTO) - Trong khuôn khổ cuộc kiểm toán Chuyên đề công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017-2021, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã đưa ra những đánh giá quan trọng về công tác quản lý tài nguyên khoáng sản tại các địa phương và chỉ ra nhiều bất cập trong công tác phối hợp giữa các đơn vị tham mưu.
  • Cần đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
    một năm trước Kết quả kiểm toán
    (BKTO) - Trong số các kiến nghị đưa ra đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) khi kiểm toán Chuyên đề công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017-2021, Kiểm toán nhà nước (KTNN) yêu cầu Bộ chỉ đạo các đơn vị có liên quan kiểm tra xác định, làm rõ cơ sở tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản để đảm bảo thu đúng, thu đủ.
  • Quản lý sau cấp phép khai thác khoáng sản vẫn là vấn đề nan giải
    một năm trước Kết quả kiểm toán
    (BKTO) - Sau khi Quyết định kiểm toán Chuyên đề công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017-2021 được ban hành, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã thực hiện kiểm toán tại Bộ Tài nguyên & Môi trường (TNMT) và 11 tỉnh trên cả nước. Qua đó, KTNN đã phát hiện nhiều hạn chế, thiếu sót trong công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và nhất là công tác quản lý sau cấp phép khai thác khoáng sản cho các đơn vị.
  • Kiến nghị tỉnh Đắk Lắk xử lý tài chính 27,51 tỷ đồng sau kiểm toán
    một năm trước Kết quả kiểm toán
    (BKTO) - Từ những bất cập được phát hiện qua kiểm toán ngân sách địa phương năm 2021 của tỉnh Đắk Lắk mà Kiểm toán nhà nước (KTNN) vừa thực hiện, UBND tỉnh Đắk Lắk cần chỉ đạo các đơn vị thực hiện kiến nghị xử lý tài chính 27,51 tỷ đồng, gồm tăng thu ngân sách nhà nước (NSNN) hơn 3 tỷ đồng; thu hồi và giảm chi NSNN hơn 716,3 triệu đồng; giảm lỗ 10,1 tỷ đồng và xử lý khác hơn 13,7 tỷ đồng.
  • Kiểm toán 03 dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc Nam phát hiện nhiều vấn đề, bất cập nổi cộm
    một năm trước Kết quả kiểm toán
    (BKTO) - Nhiều vấn đề, bất cập nổi cộm trong thực hiện 03 dự án thành phần gồm: đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn (sau đây gọi tắt là Dự án 1); đoạn Nha Trang - Cam Lâm (Dự án 2); đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo (Dự án 3) thuộc Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 được Kiểm toán nhà nước (KTNN) phát hiện và kiến nghị phải chấn chỉnh, khắc phục.
Kiểm toán đánh giá như thế nào về việc TP.Hồ Chí Minh tạm dừng bố trí vốn của 148 dự án đã có quyết định phê duyệt đầu tư?