Kiểm toán Nhà nước đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

(BKTO) - Trong những năm qua, KTNN đã xây dựng kế hoạch kiểm toán tập trung vào những vấn đề được Quốc hội, Chính phủ và xã hội đặc biệt quan tâm. Ngoài việc kiểm toán thu, chi NSNN, KTNN cũng đã tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu dễ xảy ra thất thoát, tham nhũng, lãng phí, như: đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, các dự án BT, BOT...



         
   
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng
   
Kết quả kiểm toán của KTNN đã cung cấp nhiều thông tin để Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN, quyết định dự toán NSNN; giúp Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện giám sát và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; giúp các Bộ, ngành cải thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng NSNN, tiền và tài sản nhà nước.

Các kết luận và kiến nghị kiểm toán của KTNN đã giúp Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành thấy rõ bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành cũng như những thiếu sót cần khắc phục trong việc quản lý, sử dụng NSNN để có giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, thiết lập lại trật tự, kỷ cương trong sử dụng NSNN, đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý tài chính, tài sản công; phát hiện và ngăn chặn những thất thoát, lãng phí trong chi tiêu NSNN, góp phần tích cực trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng…

Ngoài ra, hoạt động kiểm toán còn đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực trong quản lý và sử dụng nguồn lực của cơ quan, đơn vị hay của quốc gia, góp phần giúp các đơn vị này có biện pháp quản lý và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của DN và quốc gia. Trên góc nhìn khác, hoạt động kiểm toán và công khai kết quả kiểm toán của KTNN đã trở thành một trong những kênh thông tin quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin của các quốc gia, các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư nước ngoài… đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể nói, sau 25 năm hình thành và phát triển, KTNN đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, kiểm soát có hiệu quả tài chính, tài sản công; góp phần quan trọng đưa kỷ luật tài chính vào nề nếp, chống được lãng phí, tiêu cực, tham nhũng.

KTNN và Bộ Tài chính cần phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả, hiệu lực

Nhiều kiến nghị của KTNN đã được các cơ quan, trong đó có ngành tài chính, tiếp thu, thực hiện nghiêm túc.

Từ năm 2011, KTNN và Bộ Tài chính đã ký Quy chế phối hợp nhằm thực hiện có hiệu quả các lĩnh vực hoạt động liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hai cơ quan. Từ đó đến nay, hai bên đã phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm toán và kế hoạch thanh tra tài chính hằng năm, xây dựng dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách T.Ư, thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN, gửi báo cáo kiểm toán và tổng hợp kết quả kiểm toán, tổng hợp kết quả thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán của KTNN.

         
Các kết luận và kiến nghị kiểm toán của KTNN đã giúp Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành thấy rõ bất cập trong hệ thống văn bản pháp luật hiện hành cũng như những thiếu sót cần khắc phục trong việc quản lý, sử dụng NSNN để có giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, thiết lập lại trật tự, kỷ cương trong sử dụng NSNN, đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý tài chính, tài sản công; phát hiện và ngăn chặn những thất thoát, lãng phí trong chi tiêu NSNN, góp phần tích cực trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng…
Công tác phối hợp còn được thực hiện khi tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật KTNN, xây dựng, sửa đổi các văn bản liên quan đến hoạt động kiểm toán của KTNN và các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách, chế độ tài chính đối với cơ quan KTNN, kiểm toán viên nhà nước. Hai bên đã phối hợp tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật NSNN, trao đổi, đóng góp ý kiến trong việc xây dựng, sửa đổi chính sách, chế độ liên quan đến quản lý tài chính, ngân sách, trả lời kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán đối với các kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN. KTNN và Bộ Tài chính cũng đã chủ động hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cử cán bộ hai bên tham gia hội thảo cũng như cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu có liên quan và các hoạt động khác.

Hai cơ quan cần đẩy mạnh việc phối kết hợp, cả về quan điểm cũng như về cách thức triển khai thực hiện công tác khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Sự phối hợp cần thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả, hiệu lực vì mục tiêu chung là nền tài chính quốc gia minh bạch, bền vững, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào việc xây dựng các chính sách tài khoá nói riêng và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước nói chung.

Việc phối hợp công tác giữa KTNN và Bộ Tài chính đã được thực hiện từ cấp lãnh đạo của hai cơ quan đến các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính và KTNN. Việc phối hợp đó cũng đã giúp hai cơ quan nói chung, Bộ Tài chính nói riêng hoàn thành hiệu quả nhiệm vụ của mình trong quá trình quản lý tài chính công, tài sản công. Nhiều kiến nghị của KTNN đã được các cơ quan từ T.Ư đến địa phương, trong đó có ngành tài chính tiếp thu, thực hiện nghiêm túc. Đây là cơ sở quan trọng giúp lãnh đạo hai cơ quan và các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả cao hơn các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao.

Kết quả kiểm toán của KTNN đã cung cấp nhiều thông tin để Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN và quyết định dự toán NSNN. Ảnh: Ngọc Bích

Việc thực hiện các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020-2030 đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề đối với lĩnh vực tài chính - ngân sách. Tôi mong rằng KTNN tiếp tục phát huy tính độc lập của mình, bảo đảm hoạt động công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, chính quy, hiện đại, không ngừng nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức; quan tâm xây dựng, đào tạo đội ngũ công chức, kiểm toán viên trong sạch, vững mạnh, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức, kinh nghiệm, tính chiến đấu cao... để có những đóng góp quan trọng và hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý và sử dụng nguồn lực công của đất nước, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
         
Việc phối hợp công tác giữa KTNN và Bộ Tài chính đã được thực hiện từ cấp lãnh đạo của hai cơ quan đến các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính và KTNN. Việc phối hợp đó cũng đã giúp hai cơ quan nói chung, Bộ Tài chính nói riêng hoàn thành hiệu quả nhiệm vụ của mình trong quá trình quản lý tài chính công, tài sản công. Nhiều kiến nghị của KTNN đã được các cơ quan từ T.Ư đến địa phương, trong đó có ngành tài chính tiếp thu, thực hiện nghiêm túc. Đây là cơ sở quan trọng giúp lãnh đạo hai cơ quan và các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả cao hơn các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao.
ĐINH TIẾN DŨNG
Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính
Theo Báo Kiểm toán số 27+28 ra ngày 4-7-2019
Cùng chuyên mục
Kiểm toán Nhà nước đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội