Kiểm toán nhà nước đồng hành cùng địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

(BKTO) - Đây là nhấn mạnh của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Bùi Quốc Dũng tại Hội nghị công bố Quyết định kiểm toán Báo cáo quyết toán (BCQT) ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2022 của tỉnh Thái Bình và Kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư các dự án đường bộ ven biển Việt Nam qua địa bàn tỉnh Thái Bình, diễn ra chiều 21/9.

pho-tong-kiem-toan-nha-nuoc-bui-quoc-dung-phat-bieu-tai-hoi-nghi.jpg
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Bùi Quốc Dũng đề nghị lãnh đạo UBND, HĐND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương cung cấp thông tin, tài liệu kịp thời, chính xác cho Đoàn kiểm toán. Ảnh: Nguyễn Ly

Tham dự Hội nghị có đồng chí Đặng Thanh Giang - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thái Bình, đồng chí Nguyễn Quang Hưng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình và lãnh đạo một số sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.

Về phía KTNN còn có đồng chí Đoàn Chiến Thắng - Kiểm toán trưởng KTNN khu vực XI; cùng đại diện Vụ Tổng hợp, Văn phòng KTNN, KTNN khu vực XI.

Theo Quyết định số 1211/QĐ-KTNN của KTNN, mục tiêu của cuộc kiểm toán nhằm xác nhận tính trung thực, hợp lý của BCQT NSĐP; cung cấp thông tin, số liệu cho các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; chỉ ra những bất cập và để xuất sửa đổi cơ chế, chính sách; phát hiện kịp thời các sai phạm, hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công và xác định rõ tập thể, cá nhân để kiến nghị xử lý theo quy định pháp luật.

anh-quang-canh.jpg
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Ly

Nội dung kiểm toán đối với BCQT NSĐP bao gồm: công tác dự toán, công tác điều hành ngân sách, công tác tổng hợp, lập báo cáo quyết toán ngân sách địa phương.

Đối với chuyên đề CNTT, nội dung kiểm toán bao gồm: việc ban hành cơ chế, chính sách cho lĩnh vực CNTT; việc chấp hành pháp luật, chế độ trong đầu tư mua sắm, thuê dịch vụ và ứng dụng phần mềm CNTT.

Phạm vi kiểm toán đối với BCQT NSĐP là năm 2022 và các thời kỳ trước, sau có liên quan của các đơn vị được kiểm toán. Đoàn kiểm toán triển khai kiểm toán tại trụ sở các đơn vị được kiểm toán trong thời gian 30 ngày kể từ ngày công bố Quyết định.

ong-doan-chien-thang-kiem-toan-truong-ktnn-khu-vuc-xi-cong-bo-quyet-dinh-kiem-toan.jpg
Kiểm toán trưởng KTNN khu vực XI Đoàn Chiến Thắng công bố Quyết định kiểm toán. Ảnh: Nguyễn Ly

Theo Quyết định số 1212/QĐ-KTNN, mục tiêu cuộc Kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư các dự án đường bộ ven biển Việt Nam qua địa bàn tỉnh Thái Bình là xác nhận tính trung thực, hợp lý của số liệu, thông tin tài chính của các dự án; đánh giá việc tuân thủ pháp luật; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; chỉ ra các hạn chế để kiến nghị với đơn vị được kiểm toán chấn chỉnh công tác quản lý và hoạt động của đơn vị; kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách còn bất cập; phát hiện kịp thời các sai phạm, hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xác định rõ tập thể, cá nhân để kiến nghị xử lý theo quy định pháp luật, bảo đảm các nguồn tài chính công, tài sản công được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

Nội dung kiểm toán đối với hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư các dự án đường bộ ven biển là nguồn vốn đầu tư, chi phí thực hiện; việc tuân thủ pháp luật, chế độ quản lý đầu tư xây dựng, tài chính, kế toán và các chính sách pháp luật khác có liên quan.

Phạm vi kiểm toán từ ngày 01/10/2022 đến ngày 30/9/2023 và các thời kỳ trước, sau có liên quan. Thời hạn kiểm toán 40 ngày tính từ ngày công bố Quyết định kiểm toán.

pho-chu-tich-ubnd-tinh-thai-binh.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng cam kết tạo mọi điều kiện tốt nhất để Đoàn kiểm toán hoàn thành nhiệm vụ. Ảnh: Nguyễn Ly

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng nhấn mạnh: Hoạt động kiểm toán trên địa bàn tỉnh Thái Bình là hoạt động thường niên theo quy định pháp luật, vì vậy, tỉnh có trách nhiệm phối hợp thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ chung. Theo đó, các đơn vị được kiểm toán cần nghiêm túc chuẩn bị tài liệu, hồ sơ phục vụ Đoàn kiểm toán. Các đơn vị chủ động phân công cán bộ đầu mối, chuẩn bị điều kiện, địa điểm, thống nhất thời gian làm việc với Đoàn kiểm toán để đảm bảo tiến độ đề ra.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình giao Sở Tài chính là cơ quan đầu mối, phối hợp với Đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán BCQT NSĐP năm 2022; Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh là cơ quan đầu mối, cung cấp tài liệu, hồ sơ cho Đoàn kiểm toán thực hiện kiểm toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư các dự án đường bộ ven biển Việt Nam qua địa bàn tỉnh Thái Bình.

doan-dai-bieu-tinh-thai-binh-tham-du-hoi-nghi.jpg
Lãnh đạo HĐND, UBND và một số sở, ban, ngành, địa phương tỉnh Thái Bình tham dự Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Ly

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Thái Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng cam kết tạo mọi điều kiện tốt nhất để Đoàn kiểm toán hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, đề nghị lãnh đạo KTNN, Trưởng Đoàn, Tổ kiểm toán thường xuyên thông tin, trao đổi với lãnh đạo tỉnh để giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán.

Thông tin tại Hội nghị, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Bùi Quốc Dũng cho biết: Đối với BCQT NSĐP, năm 2023, KTNN phấn đấu thực hiện 60% địa phương; năm 2024 sẽ thực hiện 85-90% địa phương. Qua đó, báo cáo kiểm toán NSĐP của KTNN sẽ là căn cứ, cơ sở để các địa phương phê chuẩn quyết toán NSĐP.

Hiện nay, với kiểm toán BCQT NSĐP, các Đoàn kiểm toán tập trung vào các nội dung: chi chuyển nguồn, khoanh nợ thuế, xóa nợ tiền chậm nộp, phạt chậm nột và nợ đọng xây dựng cơ bản… Đối với dự án đường bộ ven biển Việt Nam qua địa bàn tỉnh, KTNN sẽ không kiểm toán lại các nội dung đã được kiểm toán trong các năm trước, chỉ kiểm toán khối lượng nghiệm thu chưa được kiểm toán.

doan-dai-bieu-ktnn-tham-du-hoi-nghi.jpg
Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Bùi Quốc Dũng cùng các đồng chí đại diện Vụ Tổng hợp, Văn phòng KTNN, KTNN khu vực XI tham dự Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Ly

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Bùi Quốc Dũng đề nghị lãnh đạo UBND, HĐND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương bám sát nội dung theo Quyết định kiểm toán để cung cấp thông tin, tài liệu kịp thời, chính xác. Đồng thời yêu cầu các Đoàn kiểm toán thực hiện các mục tiêu, nội dung của kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt, chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh; trong quá trình triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Luật KTNN đã đề ra.

“Chủ trương của KTNN là vừa kiểm toán, vừa chia sẻ với địa phương, qua đó kiến nghị với cấp trên và cùng với địa phương tháo gỡ khó khăn”, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Bùi Quốc Dũng nhấn mạnh.

Sau khi công bố Quyết định kiểm toán, tại Hội nghị, KTNN khu vực XI đã thông báo kết luận kiểm toán Chuyên đề điều tiết, quản lý, sử dụng nguồn thu từ tiền sử dụng đất để đầu tư phát triển kinh tế xã hội năm 2022 theo Nghị quyết HĐND tỉnh Thái Bình./.

Cùng chuyên mục
  • KTNN Việt Nam: Thành viên tích cực của Ban điều hành ASOSAI
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Ngày 21/9, Đoàn công tác của Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam do Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh dẫn đầu đã tham dự cuộc họp Ban Điều hành (BĐH) Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 59, được tổ chức tại TP. Busan (Hàn Quốc).
  • Nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán chuyên đề
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Kiểm toán nhà nước (KTNN) ngày càng chú trọng đến kiểm toán chuyên đề (KTCĐ), đặc biệt là các chuyên đề gắn với những vấn đề “nóng”, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội của đất nước. Thực tế này cũng yêu cầu KTNN phải nhận diện rõ đặc trưng của KTCĐ, tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao chất lượng kiểm toán.
  • Nâng cao chất lượng kiểm toán mua sắm và quản lý tài sản nhà nước
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Các kiến nghị kiểm toán góp phần giúp các Bộ, ngành, địa phương chấn chỉnh sai sót, hạn chế trong hoạt động mua sắm tài sản công (TSC), đồng thời hoàn thiện các quy định pháp lý trong mua sắm và quản lý TSC.
  • Bài cuối: Kỳ vọng từ Phiên giải trình
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Lần đầu tiên, Phiên giải trình về tình hình thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (KTNN) được tổ chức, song kết quả từ Phiên giải trình đã mang lại hiệu ứng tích cực, tác động mạnh mẽ đến các cơ quan, Bộ, ngành, địa phương. Đây vừa là động lực, đồng thời cũng mở ra kỳ vọng thúc đẩy việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới.
  • Kiểm toán giúp tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh
    một năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Nhìn nhận các kết luận, kiến nghị kiểm toán giúp chấn chỉnh tồn tại cũng như tháo gỡ bất cập cả về cơ chế, chính sách lẫn cách thức quản lý, điều hành, lãnh đạo TP. HCM đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị chức năng tập trung thực hiện tốt các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (KTNN).
Kiểm toán nhà nước đồng hành cùng địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc