(BKTO) - Kết thúc 9 tháng đầu năm, “bức tranh” kinh tế cả nước tiếp tục được cảithiện. GDP đang trên đà tăng trưởng, lạm phát được kiểm soát, lãnh đạo BộKH&ĐT dự báo: tăng trưởng kinh tế cả năm 2016 sẽ đạt khoảng 6,3-6,5%, lạmphát cũng sẽ được kiểm soát trong giới hạn mục tiêu dưới 5% như Nghị quyết củaQuốc hội đề ra.



Nhiều chỉ tiêu được cải thiện

Số liệu thống kê cho thấy, GDP 9 tháng ước tăng khoảng 5,93%. Tính riêng quý III, GDP tăng 6,4%, tuy thấp hơn so với mức 6,87% của cùng kỳ năm 2015 nhưng vẫn duy trì được xu hướng tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,48%, quý II tăng 5,78%). Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng ở mức thấp, chỉ tăng 1,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2015. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng 2,07% so với bình quân cùng kỳ năm 2015, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI bình quân 9 tháng một số năm gần đây.

Dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những tháng cuối năm có xu hướng gia tăngẢnh: TK

Điểm nhấn trong “bức tranh” kinh tế 9 tháng là tăng trưởng của khu vực nông - lâm nghiệp đã bắt đầu khởi sắc, đạt tốc độ tăng trưởng dương 0,65%, trong khi 6 tháng đầu năm đã tăng trưởng âm 0,18%. Bên cạnh đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng trưởng 7,5%; khu vực dịch vụ tăng trưởng 6,66%, cao hơn mức tăng 6,1% của cùng kỳ.

Số DN thành lập mới tham gia thị trường cũng ngày càng tăng. Tính chung 9 tháng, cả nước có 81.451 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký hơn 629 nghìn tỷ đồng, tăng 19,2% về số DN và tăng 49,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Cùng với đó, có 20.510 DN quay trở lại hoạt động, tăng 59,6% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số DN đăng ký thành lập mới và DN quay trở lại hoạt động từ đầu năm đến nay lên gần 102.000 DN. “Kết quả này cho thấy khung khổ pháp lý mới cùng với các giải pháp của Chính phủ trong việc hỗ trợ, khuyến khích DN phát triển đã phát huy hiệu quả, giúp DN tìm thấy hướng đi, cơ hội phát triển mới” - Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê bình luận.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thựchiện theo giá hiện hành ước đạt 1006,9 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 33,1% GDP, bao gồm: vốn khu vực Nhà nước chiếm 37,6%, vốn khu vực ngoài Nhà nước chiếm 38,5%, vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 23,9%. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN 9 tháng ước đạt 180 nghìn tỷ đồng, bằng 69,1% kế hoạch năm.

Tổng thu NSNN tính đến giữa tháng 9 ước đạt 665,2 nghìn tỷ đồng, bằng 65,6% dự toán năm. Trong đó, thu nội địa đạt 536,3 nghìn tỷ đồng, bằng 68,3%; thu từ dầu thô đạt 28,4 nghìn tỷ đồng, bằng 52%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 97,4 nghìn tỷ đồng, bằng 56,6%. Tổng chi NSNN đến cùng thời điểm giữa tháng 9 ước đạt 819,4 nghìn tỷ đồng, bằng 64,4% dự toán năm. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 130,2 nghìn tỷ đồng, bằng 51,1%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 574,2 nghìn tỷ đồng, bằng 69,7%; chi trả nợ và viện trợ đạt 109,8 nghìn tỷ đồng, bằng 70,8%.

Tăng trưởng nhưng vẫn còn thách thức

Nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục vận hành tốt - đó là đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong Báo cáo cập nhật Triển vọng Kinh tế châu Á (ADOU) 2016 vừa được công bố cuối tháng 9/2016. Tuy nhiên, ADB cũng nhấn mạnh một số thách thức đang cản trở tăng trưởng của kinh tế mà Việt Nam cần phải giải quyết để bảo đảm duy trì tăng trưởng bền vững.

Theo ADB, Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại hàng hóa lớn, ước tính tương đương 8,2% GDP trong nửa đầu năm 2016. Đây là bước cải thiện đáng kể so với năm 2015, phản ánh sự tăng trưởng tiếp tục trong xuất khẩu, trong khi nhu cầu nhập khẩu giảm bớt. Tuy nhiên, sự giảm sút của ngành nông nghiệp và khai khoáng trong nửa đầu năm 2016 được dự báo sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm xuống còn 6% trong năm 2016 và 6,3% năm 2017.

Nhưng thực tế sau 9 tháng, xuất khẩu của ngành nông nghiệp đã có dấu hiệu khởi sắc, chuyển từ trạng thái tăng trưởng âm sang tăng trưởng dương. Nếu kết quả này tiếp tục được duy trì, thậm chí đạt cao hơn, sẽ đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.

Đại diện ADB tại Việt Nam còn cho rằng, hạn hán ở khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, cùng với giá cả hàng hóa toàn cầu thấp đã làm chậm nhịp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, nhưng nhiều ngành khác lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Dự báo, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những tháng cuối năm 2016 có xu hướng tăng là nhờ sự gia tăng mạnh hơn của dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu, tăng trưởng tín dụng trong nước, sự phục hồi nhẹ trong nông nghiệp và việc đẩy mạnh giải ngân các khoản chi đầu tư cơ bản trong các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng quốc gia. Đồng thời, làn sóng ngân hàng tăng cường cho vay đang củng cố thêm tầm quan trọng của những nỗ lực thắt chặt quy định nhằm ngăn chặn sự gia tăng các rủi ro của khu vực tài chính. Những nỗ lực này sẽ được hỗ trợ bởi việc áp dụng dần dần các tiêu chuẩn điều tiết khắt khe hơn đó là áp dụng Hiệp ước vốn (Basel II) trong vòng 12-18 tháng tới.

Các chuyên gia ADB khuyến nghị, để giảm nhẹ áp lực nợ công, cần củng cố chính sách tài khóa theo hướng tạo thuận lợi cho tăng trưởng, bao gồm hợp lý hóa chi thường xuyên và thắt chặt chi phí tiền lương cho khu vực công. Tỷ lệ chi hành chính trên tổng chi NSNN đã tăng từ mức trung bình 8% trong giai đoạn 2007-2009 lên tới 11% trong giai đoạn 2013-2016.

HỒNG THOAN
Cùng chuyên mục
  • Không thể làm nông nghiệp theo cách cũ
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - “Đã đến lúc không thể làm nông nghiệp theo cách cũ. Tốc độtăng trưởng đã giảm sút, nông nghiệp dễ bị tổn thương trước nhữnghiểm họa thời tiết và tác động của môi trường. Cần thay đổi để đảmbảo tăng trưởng nông nghiệp trong tương lai và đáp ứng yêu cầu, nguyệnvọng của người dân Việt Nam tốt hơn” - Đây là khuyến cáo của Giám đốc Quốcgia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Ousmane Dinoe tại Lễ công bố Báo cáoPhát triển Việt Nam 2016 với chủ đề “Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: Tăng giátrị, giảm đầu vào” diễn ra mới đây tại Hà Nội.
  • Hà Nội: Loay hoay tìm hướng cho xe buýt phát triển
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo cơ quan quản lý Nhà nước và cácchuyên gia giao thông, xe buýt vẫn là phương tiện chủ yếu trong hệ thống vận tảihành khách công cộng của Hà Nội. Tuy nhiên, để loại hình vận tải này đang giữđược thị phần và phát triển ổn định đòi hỏi phải có sự vào cuộc quyết liệt củalãnh đạo thành phố, sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ngành và chung tay của ngườidân. ​
  • Minh bạch hóa ngành khai khoáng để tăng thu ngân sách
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo nhiều chuyêngia, việc tham gia Sáng kiến Minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI) sẽgiúp ngành khai khoáng giải quyết được nhiều bất cập như thất thu ngân sách,khai thác trái phép, xuất khẩu trái phép… Tuy nhiên đã gần 10 năm xem xét, ViệtNamvẫn chưa có tuyên bố rõ ràng về việc tham gia sáng kiến này.
  • Nhiều thách thức trong phát triển kinh tế miền Trung
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Dải “xương sống quốcgia” tạo thành “đòn gánh hai đầu đất nước” mà PGS.TS. Trần Đình Thiên - Việntrưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã từng ví von sẽ có cơ hội cất cánh khi “Quy hoạchphát triển công nghiệp, thương mại vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đếnnăm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” vừa được Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt vớimục tiêu góp phần phát triển kinh tế miền Trung theo hướng hiện đại?
  • Giảm sức “nóng” nợ công
    7 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Nợcông khi nào hết “nóng”? Có lẽ, đó là một câu hỏi không dễ trả lời ở thời điểmnày khi mà cân đối ngân sách vẫn còn khó khăn và nợ công đang có xu hướng giatăng. Để nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý nợ công, các chuyên gia trong nướcvà quốc tế đã và đang đề xuất thêm các giải pháp.
Kinh tế đang ấm dần lên