Lắng nghe tâm tư nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số

(BKTO) - Ngày 16/12, tại tỉnh Đắk Lắk, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tiếp xúc với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi vùng Tây nguyên năm 2024.

dtts.jpg
Ông Hoàng Công Thủy -  Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cùng các đại biểu chủ trì Hội nghị. Ảnh: ST

Đây là Hội nghị quan trọng được tổ chức tại Vùng Tây Nguyên để Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các cơ quan Trung ương được lắng nghe tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, phản ánh, kiến nghị về việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với thực tế diễn ra trên địa bàn, từ đó tổng hợp, tiếp thu những ý kiến tiêu biểu để phản ánh với Đảng, Nhà nước, giúp Đảng, Nhà nước tiếp tục có những chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thời gian tới.

Theo báo cáo tại Hội nghị, năm 2024, tình hình vùng DTTS và miền núi các tỉnh vùng Tây Nguyên cơ bản ổn định: An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, không xảy ra các vụ việc nổi cộm mang tính chất nghiêm trọng. Cán bộ, chiến sỹ, đồng bào vùng DTTS và miền núi phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Các chương trình, dự án dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi phát huy tốt hiệu quả. Các chương trình an sinh xã hội giúp đỡ người nghèo, người gặp khó khăn hoạn nạn, rủi ro trong cuộc sống được chú trọng.

Đồng bào DTTS khu vực Tây Nguyên tích cực thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội phát động, nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tự lực vươn lên phát triển tế xóa đói, giảm nghèo, phòng, chống dịch bệnh.

Hệ thống MTTQ và tổ chức thành viên các cấp trong vùng đã tích cực, chủ động phối hợp triển khai thực hiện công tác dân tộc, năm bắt tình hình vùng DTTS và miền núi, dự báo những vấn đề phức tạp có thể phát sinh từ cơ sở, từ đó tham mưu với cấp ủy các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo ổn định xã hội, giữ vững anh ninh, quốc phòng.

Nhiều nơi, MTTQ đã sáng tạo, linh hoạt đổi mới hình vận động, tập hợp quần chúng nhân dân, củng cố vững chắc niềm tin của đồng bào DTTS với Đảng, Nhà nước. Các hoạt động giám sát, phản biện xã hội được nâng cao về cả chất và lượng. Các hoạt động cứu trợ, xã hội, nhân đạo, từ thiện, thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở được hệ thống MTTQ các cấp đặc biệt coi trọng.

dai-bieu-hoi-nghi.jpg
 Đại biểu tham dự Hội nghị

Báo cáo cũng nêu bật một số nguyện vọng, kiến nghị của đồng bào DTTS gửi tới Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, trong đó tập trung vào việc các Bộ, ngành ở Trung ương cần đẩy nhanh việc thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 08/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Đề án phát triển KT-XH gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên; Chương trình MTQG quốc gia Giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường bền vững, coi đây là một trong những giải pháp mang tính đột phá để phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi khu vực Tây Nguyên nói chung…

Hội nghị đã tập trung thảo luận để đánh giá, làm rõ kết quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của đồng bào các DTTS về các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, chương trình phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh, trật tự ở địa phương; hiệu quả của công tác tuyên truyền thông qua đội ngũ người có uy tín tiêu biểu và các vị Ủy viên Ủy ban Mặt trận các cấp ở vùng DTTS.

Cùng với đó, Hội nghị tập trung đánh giá vai trò của Ban Thanh tra nhân, Ban giám sát đầu tư ở cộng đồng đối với việc thực hiện các công trình, dự án đầu tư ở cơ sở, cộng đồng dân cư theo các chương trình MTQG, nhất là Chương trình MTQG về phát triển KT-XH ở vùng dân tộc miền núi và các kiến nghị, đề xuất cụ thể để phát huy vai trò của các thiết chế giám sát của Nhân dân này; đánh giá vai trò chủ trì, phối hợp thống nhất hành động giữa các tổ chức đoàn thể quần chúng của Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư trong việc thực hiện hương ước, quy ước, công tác hòa giải ở cơ sở; phương thức triển khai, nguồn lực đầu tư, các chính sách và hiệu quả của chính sách trong các dự án thành phần của Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030…/.

Cùng chuyên mục
  • 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024
    2 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày 16/12, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) chính thức công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024.
  • Biên soạn, cung ứng sách giáo khoa đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp
    2 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Với sự quyết tâm rất lớn, tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, các chủ thể tham gia như cán bộ quản lý, thầy cô giáo, nhà xuất bản… đã hoàn thành tốt công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa.
  • Chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế dự kiến vượt dự toán
    2 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Theo báo cáo của Ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến hết tháng 10/2024, toàn quốc đã sử dụng hết 95,4% dự toán chi khám, chữa bệnh (KCB) BHYT năm 2024.
  • Phụ nữ Việt Nam chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới
    4 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Để thực hiện thắng lợi chủ đề “Phát huy vai trò của phụ nữ tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã đề ra nhiều chỉ tiêu thực hiện trong năm 2025.
  • Động lực để phát triển văn hóa: Tiền đi liền với chính sách
    5 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Với việc bổ sung nguồn lực hàng trăm nghìn tỷ đồng đầu tư cho văn hóa giai đoạn 2025-2035, các chuyên gia văn hóa kỳ vọng nguồn lực này sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Điều quan trọng là cơ quan chức năng cần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí đầu tư cho văn hóa, đồng thời có chính sách phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào đầu tư, phát triển văn hóa.
Lắng nghe tâm tư nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số