Linh hoạt trong tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học

(BKTO) - Việc kiểm tra, đánh giá học sinh cần được thực hiện linh hoạt trong tổ chức thực hiện khi ứng phó với dịch Covid-19, song phải đảm bảo đánh giá đúng chất lượng học tập của người học.



Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được đề cập trong Công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) gửi các địa phương về việc “Hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ứng phó dịch Covid-19”.

Khuyến khích, hỗ trợ học sinh tự học

Về đánh giá thường xuyên, đối với hình thức học tập qua truyền hình, Bộ GDĐT hướng dẫn các nhà trường, giáo viên thực hiện giao nhiệm vụ học tập thông qua các hình thức linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế. Các thầy cô hướng dẫn, hỗ trợ học sinh tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ học tập gắn với nội dung dạy học trên truyền hình; tổ chức thực hiện phiếu học tập để hướng dẫn học sinh tự học, hoàn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu cần đạt của từng môn học và hoạt động giáo dục.

Đồng thời, phối hợp với gia đình học sinh, các giáo viên thực hiện đánh giá học sinh trong quá trình học tập với hình thức phù hợp, hướng dẫn các em phản hồi thông tin qua phiếu học tập. Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để giao bài và nhận bài làm, sản phẩm học tập của học sinh qua các ứng dụng phần mềm phổ biến, thuận tiện trong sử dụng như zalo, facebook, email.
                
   

Cần linh hoạt trong hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh. Ảnh tư liệu: N.LỘC

   

Đối với hình thức dạy học trực tuyến, trong quá trình giảng dạy, giáo viên chú trọng việc giao nhiệm vụ học tập cho học sinh; thực hiện linh hoạt các phương pháp, kỹ thuật đánh giá thường xuyên theo quy định. Thầy cô tăng cường khuyến khích, động viên, hướng dẫn, hỗ trợ học trò tự học, tự hoàn thành nhiệm vụ học tập, hoàn thành phiếu học tập, thu thập thông tin phản hồi qua các buổi học trực tuyến để đánh giá học sinh.

Nhà trường, giáo viên hướng dẫn để cha mẹ học sinh tham gia vào quá trình đánh giá người học. Trong đó, phụ huynh cần khuyến khích, hỗ trợ học sinh tự học, luyện tập, thực hành, vận dụng và trải nghiệm kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống để hình thành các phẩm chất, năng lực theo yêu cầu cần đạt của từng môn học, hoạt động giáo dục. Cha mẹ quan sát các biểu hiện theo yêu cầu cần đạt của một số phẩm chất, năng lực ở học sinh thông qua trò chuyện, tương tác và giao nhiệm vụ cho học sinh ở nhà, để phản hồi thông tin, trao đổi cùng giáo viên trong quá trình đánh giá.

Linh hoạt hình thức đánh giá định kỳ

Đối với hoạt động đánh giá định kỳ, Bộ GDĐT hướng dẫn chỉ thực hiện khi học sinh đã được học nội dung chương trình các môn học/hoạt động giáo dục tương ứng; đã được giáo viên tổ chức thực hiện đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập và được tổng hợp kết quả đánh giá tại các thời điểm theo quy định (giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học).

Theo đó, đối với lớp 1, lớp 2, việc tổ chức bài kiểm tra định được tổ chức bằng hình thức trực tiếp. Trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19, cơ sở giáo dục thực hiện các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế và đảm bảo an toàn trong phòng dịch.

Đối với các lớp 3, lớp 4, lớp 5, bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I và cuối năm học được tổ chức linh hoạt bằng các hình thức trực tiếp, trực tuyến khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định và phù hợp với tình hình phòng dịch Covid-19 tại địa phương vào thời điểm tổ chức đánh giá. Các trường thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc. Riêng lớp 4, lớp 5 có thêm bài kiểm tra định kỳ vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II đối với môn Toán, môn Tiếng Việt.

Bộ GDĐT yêu cầu, việc tổ chức bài kiểm tra định kỳ phải được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, đánh giá đúng chất lượng học tập của người học. Nội dung đề kiểm tra phù hợp với yêu cầu cần đạt về nội dung học tập và các thành phần năng lực của môn học. Câu hỏi, bài tập kiểm tra phải được thiết kế đảm bảo các mức, tập trung vào nội dung học tập “cốt lõi” theo công văn “Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19” ngày 10/9/2021.
N.LỘC
Cùng chuyên mục
  • Tăng tốc, thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ngoài những thời điểm bị chững lại do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, tỉnh Quảng Ninh được đánh giá là một trong những địa phương đạt kết quả tốt trong triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Tuy nhiên, để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra của năm, đặc biệt là trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, ngành BHXH tỉnh cần nỗ lực hơn nữa, trong đó tập trung vào các giải pháp tuyên truyền, đưa chính sách đến gần hơn với người dân.
  • Đảm bảo cơ chế pháp lý cho hoạt động khám, chữa bệnh từ xa
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bảo đảm cơ chế pháp lý cho việc tổ chức triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ xa cho người nhiễm Covid-19 hoặc người dân không thể tiếp cận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do dịch Covid-19 là một trong những cơ chế, chính sách đặc thù trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 vừa được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại Phiên họp thứ 6 mới đây.
  • Tháo gỡ điểm nghẽn, đưa điện ảnh phát triển xứng tầm, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thúc đẩy công nghiệp văn hóa là một nội dung quan trọng được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra vừa qua, một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, trọng tâm là điện ảnh, đó là tạo điều kiện thuận lợi để điện ảnh nước nhà bứt phá, có đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế. Do đó, nhiệm vụ đặt ra cho ngành văn hóa là cần mau chóng cụ thể hóa các định hướng của Đảng về phát triển văn hóa, trong đó có điện ảnh.
  • Tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) – Ngày 08/12, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị-Hội thảo “Tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Sự kiện được tổ chức nhằm cụ thể hóa những định hướng phát triển văn hóa nói chung, điện ảnh nói riêng theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, nhất là sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra mới đây.
  • Chấn hưng nền văn hóa, cần bắt đầu từ cán bộ trực tiếp làm văn hóa
    2 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 diễn ra vừa qua, một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhằm chấn hưng nền văn hóa được Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề ra, đó là không ngừng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa tương xứng với yêu cầu và nhiệm vụ phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới; sớm khắc phục tình trạng chắp vá, tùy tiện trong bố trí cán bộ làm công tác văn hóa.
Linh hoạt trong tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học