Lựa chọn nào cho doanh nghiệp thời hậu Covid-19?

(BKTO) - Khống chế thành công dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam đang dần thích nghi với trạng thái “bình thường mới”. Theo khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế, để vượt qua khủng hoảng, DN phải tiếp tục cân bằng chiến lược, chuyển hướng đầu tư, hình thành các chuỗi giá trị mới để phát triển.




DN phải tiếp tục cân bằng chiến lược, chuyển hướng đầu tư, hình thành các chuỗi giá trị mới để phát triển. Ảnh: TTXVN

Nhiều thị trường xuất khẩucòn lún sâu trongkhủng hoảng

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho biết, dự báo tình hình dịch Covid-19 trên thế giới còn phức tạp, phần lớn thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam còn lún sâu trong khủng hoảng. Do vậy, việc mở cửa thị trường thế giới cần thận trọng.

Mới đây, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo GDP Việt Nam năm 2020 sẽ tăng 2,7%, đây là mức tăng khá thấp, nhưng vẫn được xem là mức cao ở châu Á. Việt Nam đã tạm thời kiểm soát thành công dịch Covid-19 và bước vào giai đoạn phát triển với trạng thái “bình thường mới”, nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro và bất định.

Đánh giá tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế - xã hội, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết, đại dịch đã tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế toàn cầu đối với cả tổng cung và tổng cầu. Dự báo kinh tế thế giới 2020 sẽ suy thoái, giảm khoảng 3 - 4% so với năm 2019 nhưng sẽ phục hồi nhanh trong năm 2021. Nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều tác động tiêu cực, cụ thể: GDP 6 tháng năm 2020 tăng trưởng thấp nhất 10 năm qua, thu ngân sách giảm 8%, khối DN gặp nhiều khó khăn khi DN tạm dừng hoạt động tăng 38,2%, tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ 6 tháng năm 2019. Lạm phát tăng khá mạnh do giá xăng dầu tăng mạnh (điều chỉnh tăng 4 lần trong 2 tháng) và giá thực phẩm ở mức cao, nên lạm phát tháng 6 tăng 0,66% so với tháng 5.

Doanh nghiệp phải linh hoạttrong kinh doanh

Từ những chia sẻ về tình hình thế giới và trong nước, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra một số gợi ý đối với DN nhằm tìm kiếm động lực tăng trưởng mới để bù đắp cho những tổn thất do đại dịch vừa qua. Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh Võ Trí Thành cho rằng, DN cần định hình lại phương thức sản xuất kinh doanh, chú trọng thông tin, dịch vụ gắn với xử lý dữ liệu và kết nối để thông minh hóa nhà quản trị, quy trình sản xuất và tối ưu hóa chuỗi giá trị. Cần lưu ý lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, những ngành nghề có lợi thế so sánh truyền thống, lĩnh vực phục vụ, hỗ trợ mạng sản xuất, chuỗi giá trị, kết cấu hạ tầng và bất động sản, những ngành/lĩnh vực mới nổi. Để quản trị sự bất định và rủi ro, DN cần học hỏi, chuẩn bị, sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro biến động giá, tận dụng bảo hiểm, tăng nhận thức pháp lý, thu nhập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro, dành nguồn lực tốt nhất có thể.

Đưa ra lời khuyên với DN, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, bên cạnh những chính sách của Chính phủ, các DN cũng cần phải thực hiện các giải pháp riêng để thích nghi với các biến động thị trường. Trong đó, DN cần tận dụng cơ hội thu hút có sàng lọc đầu tư nước ngoài; kích cầu tiêu dùng nội địa; phát triển kinh tế số, kinh doanh số và Chính phủ điện tử; đẩy mạnh cải cách thể chế và môi trường kinh doanh lúc nào cũng quan trọng và năm nay càng quan trọng. Đồng thời kết nối, xác lập và chủ động định vị trong chuỗi giá trị. Với mô hình 5 chữ R: Respond (ứng phó với đại dịch), Recover (phục hồi); Re-invent (đổi mới, sáng tạo trong mô hình/chiến lược kinh doanh); Restructure (tái cơ cấu) và Resilience (tăng khả năng chống chịu cú sốc bên ngoài), trong đó, DN cần đáp ứng ít nhất 3 yếu tố đầu tiên.

Trong khi đó, Phó Tổng Giám đốc PwC Việt Nam Hoàng Đức Hùng đề xuất, DN cần thiết phải chuyển dịch mô hình kinh doanh và chi phí để tăng cường sức bền và tính linh hoạt. Khủng hoảng Covid-19 đã thay đổi nhiều khái niệm cũng như mô hình về chi phí. Một số chi phí từng được các nhà lãnh đạo cho là cố định thì nay lại là chi phí biến đổi. Theo ông Hùng, có 4 bài học hữu ích từ các cuộc khủng hoảng trước đây cần được cập nhật để thích ứng với những biến đổi không ngừng từ đại dịch. Đó là sự thay đổi dài hạn trong thói quen của người tiêu dùng; môi trường kinh doanh đầy biến động và chứa nhiều yếu tố chưa rõ ràng; sự thay đổi trong tính chất công việc; suy giảm niềm tin vào DN.

Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, động lực lớn nhất của tăng trưởng kinh tế là cải cách thể chế, dư địa lớn nhất cũng là cải cách thể chế. Năm 2016 có làn sóng xóa bỏ điều kiện kinh doanh trong thông tư của Bộ, ngành. Đây là làn sóng cắt giảm điều kiện kinh doanh đầu tiên. Làn sóng cắt giảm điều kiện kinh doanh thứ hai là xóa bỏ 50% điều kiện kinh doanh trong năm 2018. Năm nay khởi động làn sóng cắt 20% điều kiện kinh doanh để đưa môi trường kinh doanh vào nhóm ASEAN 4. Tuy nhiên, để làm được điều này, vai trò của Hiệp hội trong quá trình hỗ trợ DN hậu Covid sẽ đóng vai trò trung tâm giúp DN vượt qua khó khăn. “Chính phủ sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp đã ban hành để hỗ trợ DN, đặc biệt tiếp tục tính đến hỗ trợ các lĩnh vực có tiềm năng là du lịch, hàng không hay các dự án có tiềm năng nhưng chịu ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19” - Chủ tịch VCCI cho hay.
LÊ HÒA
Cùng chuyên mục
  • Sẵn sàng đón dòng vốn đầu tư chuyển dịch sau đại dịch Covid-19
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) nhận định, do tác động của đại dịch Covid-19, dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới đang có sự thay đổi mạnh mẽ, trong đó có xu hướng chuyển dịch đầu tư, thay đổi chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu sang các khu vực khác, trong đó có khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, cần phải có sự chuẩn bị sẵn sàng để đón đầu dòng vốn chuyển dịch này, ngay từ các địa phương.
  • Vượt “bão” Covid-19, DQS liên tục nhận thêm  những đơn hàng mới
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành vận tải biển và ngành đóng tàu trên thế giới. Tuy nhiên, câu chuyện ở công ty Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất (DQS) dường như lại là ngoại lệ, khi đơn vị này liên tục nhận những đơn hàng trong và ngoài nước.
  • PVN công bố Bộ quy chế quản trị nội bộ theo dạng sách điện tử
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) việc hoàn thành và ban hành Bộ quy chế quản trị nội bộ Tập đoàn dưới dạng E-Book là dấu mốc rất quan trọng trong quá trình củng cố các yếu tố mang tính nền tảng trong quản trị doanh nghiệp.
  • Dù khó khăn do Covid-19, Vinamilk vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng dương trong năm 2020
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Ngày 26/6/2020, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 theo hình thức trực tuyến.
  • 6 tháng đầu năm: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa giảm 2,1%
    4 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất, nhập khẩu nhiều mặt hàng của nước ta bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, đặc biệt tại các nước đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,4 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 1,1%; nhập khẩu giảm 3%. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm xuất siêu ước tính đạt 4 tỷ USD.
Lựa chọn nào cho doanh nghiệp thời hậu Covid-19?