Luật Nhà giáo: “Bệ đỡ” về luật pháp để phát triển lực lượng nhà giáo

(BKTO) - Ngày 29/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị Giám đốc Sở GDĐT lấy ý kiến về Dự thảo Luật Nhà giáo.

30.10-1.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chủ trì Hội nghị. Ảnh: Bộ GDĐT

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo các đơn vị, cục, vụ của Bộ GDĐT và lãnh đạo các Sở GDĐT.

Tập trung tối đa nguồn lực triển khai soạn thảo, lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Nhà giáo

Nhấn mạnh Luật Nhà giáo là luật mới, khó, đối tượng rộng, tác động lớn, có nhiều chính sách quan trọng, liên quan đến nhiều luật, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, thời gian qua, Bộ GDĐT đã tập trung tối đa lực lượng, khẩn trương, nghiêm túc triển khai các bước trong quy trình soạn thảo Luật Nhà giáo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chia sẻ về quá trình xây dựng Dự thảo Luật Nhà giáo với những thay đổi về dung lượng, nội dung cho phù hợp với chỉ đạo, quan điểm mới về xây dựng luật của Quốc hội, Thứ trưởng nhấn mạnh, để hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật Nhà giáo, Bộ GDĐT đã tổ chức hàng trăm hội thảo, hội nghị, trao đổi, lấy ý kiến… với quan điểm xuyên suốt là ban hành Luật Nhà giáo để thúc đẩy phát triển đội ngũ nhà giáo, thu hút người có trình độ, tâm huyết vào nghề.

Dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV còn 9 chương, 50 điều so với bản lấy ý kiến trước đó là 9 chương, 71 điều. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng khẳng định: Nội dung của Luật không chỉ liên quan đến 1,6 triệu nhà giáo hiện tại mà còn tác động tới sự phát triển đội ngũ nhà giáo trong tương lai.

30.10-2.2.jpg
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Bộ GDĐT

Với thời gian 15 tháng kể từ khi Chính phủ chính thức thông qua đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo, 4 tháng kể từ khi Quốc hội có Nghị quyết chính thức bổ sung Dự án Luật Nhà giáo vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024, Bộ GDĐT (cơ quan thường trực Ban soạn thảo) đã tập trung tối đa các nguồn lực để nghiên cứu, soạn thảo, góp ý đối với Dự thảo Luật Nhà giáo.

Một số điểm mới về chính sách đối với nhà giáo tại Dự thảo Luật Nhà giáo được ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - chia sẻ tại Hội nghị, bao gồm: Lần đầu tiên xác lập các quy định đối với nhà giáo ngoài công lập; nhà giáo được chuẩn hóa thông qua hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp; chính sách tuyển dụng, sử dụng gắn với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp. Cùng với đó là điểm mới về chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo; chính sách tiền lương và đãi ngộ.

Đối với nội dung quản lý nhà nước về nhà giáo, giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Trong đó, Bộ GDĐT, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý trình cấp có thẩm quyền quyết định; ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn tuyển dụng, nội dung thực hành sư phạm trong thi/xét tuyển nhà giáo; điều phối biên chế nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo số lượng được cơ quan có thẩm quyền giao. Các cơ quan quản lý giáo dục chủ trì (hoặc phân cấp cho cơ sở giáo dục) thực hiện tuyển dụng, điều động, bố trí, đánh giá, bổ nhiệm nhà giáo.

Xây dựng Luật để phát triển lực lượng nhà giáo

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các Sở GDĐT đã có những ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Nhà giáo; trong đó đặc biệt quan tâm đến một số nội dung chính sách lớn như: Tuyển dụng, sử dụng, điều động, thu hút nhà giáo; chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo…

30.10-2.jpg
Ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - báo cáo tổng quan xây dựng Luật Nhà giáo. Ảnh: Bộ GDĐT

Khẳng định Luật Nhà giáo là công cụ quan trọng, căn cứ pháp lý để phát triển lực lượng nhà giáo, là “bệ đỡ” về luật pháp để lo cho lực lượng đông đảo này, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn chia sẻ quan điểm, nguyên tắc trụ cột được Ban soạn thảo, lãnh đạo Bộ GDĐT thống nhất: Xây dựng Luật để phát triển lực lượng nhà giáo.

Nhấn mạnh quá trình đổi mới giáo dục đại học và giáo dục phổ thông cho thấy vai trò quan trọng có tính quyết định của lực lượng nhà giáo, Bộ trưởng cho rằng, đổi mới giáo dục chuyển mạnh từ quản lý hành chính sang quản lý về mặt chuyên môn. Do đó, câu chuyện quản lý nguồn lực quan trọng nhất của ngành là quản lý nhà giáo cũng phải chuyển tư duy từ quản lý hành chính sang quản lý bằng chuyên môn và bằng chất lượng.

Đặc biệt nhấn mạnh đến nội dung quản lý nhà nước về nhà giáo, trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong quản lý nhà giáo, Bộ trưởng dẫn lại nội dung trong Kết luận số 91- KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW: “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về GDĐT; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về GDĐT trong việc quyết định biên chế, tổ chức bộ máy, chính sách đối với nhà giáo và phân bổ ngân sách nhà nước cho ngành giáo dục”.

Đánh giá cao tinh thần vào cuộc của Lãnh đạo các Sở GDĐT trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong muốn lãnh đạo các Sở GDĐT phải là người nghiên cứu, hiểu rất sâu về Luật Nhà giáo; cùng thống nhất ở tinh thần, định hướng, triết lý; lan tỏa tinh thần của Luật; tiếp tục có những góp ý cụ thể, chi tiết cho Luật Nhà giáo./.

Cùng chuyên mục
  • Đánh thức tiềm năng nuôi biển
    14 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Được đánh giá là ngành kinh tế giàu tiềm năng, song nuôi biển vẫn chưa mang lại kết quả tương xứng, cũng như phải đối diện với nhiều thách thức từ thiên tai. Do đó, để phát triển nuôi biển đòi hỏi toàn ngành thủy sản cần có chiến lược phù hợp để tận dụng tiềm năng lợi thế, hướng đến khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên biển một cách bền vững.
  • Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023
    14 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Những kết quả công bố của Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy tầm quan trọng của số liệu di cư đối với hoạch định chính sách và pháp luật về di cư, cũng như nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong quản trị di cư để người di cư phát huy vai trò góp phần thúc đẩy phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam và cả các quốc gia có liên quan.
  • Bộ Y tế công bố tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
    15 ngày trước Xã hội
    Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo rằng tất cả các sản phẩm thuốc lá mới đều độc hại, có chứa nhiều độc tố khác nhau có thể gây ung thư, bệnh tim và các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Do vậy, sự xuất hiện thêm các sản phẩm mới này sẽ làm gia tăng số người hút thuốc, tăng nguy cơ sử dụng ma tuý và các chất gây nghiện khác, tăng thêm gánh nặng bệnh tật cho người dân và trầm trọng thêm các vấn đề về y tế công cộng, an ninh trật tự, xã hội và môi trường. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo công bố tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng do Bộ Y tế tổ chức chiều 29/10 tại Hà Nội.
  • Hanoi Melody Residences: Dự án hiếm có với nhiều trường học liền kề và tiện ích xung quanh
    16 ngày trước Xã hội
    (BKTO) - Ở khu vực trung tâm Thủ đô, song không còn cảnh tất bật đưa đón con đến trường, không còn nỗi lo tắc nghẽn giao thông; thậm chí các con có thể tự tới trường chỉ sau vài phút đi bộ… Câu chuyện lý tưởng này lại là thực tế tại Dự án căn hộ Hanoi Melody Residences tại Tây Nam Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) mà khách hàng có thể quan tâm để sở hữu ngay để mang lại sự thảnh thơi, tiện ích cho cuộc sống.
  • Cuộc thi “Tìm hiểu tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử” trong thanh thiếu niên tỉnh Cà Mau, năm 2024
    16 ngày trước Xã hội
    Thực hiện chương trình phối hợp giữa Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Y tế về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ thanh, thiếu niên Việt Nam; chương trình phối hợp giữa Trung tâm Hướng dẫn hoạt động thiếu nhi Trung ương, Trung ương Đoàn với Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế, năm 2024, Trung tâm Hướng dẫn hoạt động Thiếu nhi Trung ương đã ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử” trong thanh thiếu niên tỉnh Cà Mau, năm 2024.
Luật Nhà giáo: “Bệ đỡ” về luật pháp để phát triển lực lượng nhà giáo