Miễn, giảm thuế chương trình phục hồi kinh tế đạt gần 75% dự kiến

(BKTO) - Bộ Tài chính cho biết, quy mô dự kiến khi xây dựng các chính sách miễn, giảm thuế thuộc Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội là 64 nghìn tỷ đồng. Đến hết tháng 11/2022, ước tính số đã miễn, giảm khoảng 47,8 nghìn tỷ đồng, đạt khoảng 74,7% số dự kiến.

212.jpg
Đến hết tháng 11/2022, ngành thuế đã gia hạn các loại thuế ước khoảng 105,9 nghìn tỷ đồng (khoảng 78,4% số dự kiến). Ảnh sưu tầm.

Cụ thể: Giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ) khoảng 36,7 nghìn tỷ đồng.

Giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước khoảng 6,6 nghìn tỷ đồng.

Giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay khoảng 1,9 nghìn tỷ đồng. Giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với nhiều nhóm mặt hàng khoảng 1,7 nghìn tỷ đồng.

Giảm mức thu một số khoản phí, lệ phí (từ ngày 01/01/2022 đến ngày 30/6/2022) nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khoảng 900 tỷ đồng.

Chính sách giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với các đối tượng bị ảnh hưởng do Covid-19 năm 2022 dự kiến khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng.

Ngoài chính sách miễn, giảm thuế nói trên, quy mô dự kiến khi xây dựng chính sách gia hạn thuế là 135 nghìn tỷ đồng. Đến hết tháng 11/2022, ngành thuế đã gia hạn các loại thuế ước khoảng 105,9 nghìn tỷ đồng (khoảng 78,4% số dự kiến).

Trong đó: Gia hạn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất khoảng 96,3 nghìn tỷ đồng (trong đó số được gia hạn đã nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN) khoảng 76,33 nghìn tỷ đồng). Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước khoảng 9,6 nghìn tỷ đồng.

Về chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung 6,6 nghìn tỷ đồng từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 để thực hiện. Đến nay, Bộ Tài chính đã tạm cấp bổ sung kinh phí cho 29 địa phương với tổng kinh phí xấp xỉ 4,2 nghìn tỷ đồng để các địa phương thực hiện chính sách này.

Ngoài các chính sách thuộc chương trình nói trên, năm 2022, để kiểm soát lạm phát, giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế, ổn định đời sống người dân, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các nghị quyết về giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn (không thuộc gói 64 nghìn tỷ đồng miễn, giảm thuế, phí, lệ phí của Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội) với quy mô dự kiến khoảng 32 nghìn tỷ đồng. Ước thực hiện các chính sách này 11 tháng qua đạt khoảng 26,3 nghìn tỷ đồng./.

Cùng chuyên mục
  • Lạng Sơn phát triển hạ tầng giao thông tạo bàn đạp cho tăng trưởng kinh tế
    một năm trước Địa phương
    Với vị trí là điểm nối quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn là cửa ngõ trung chuyển hàng hóa lớn hàng đầu trong nước và các nước ASEAN. Trong năm qua, tỉnh đã và đang tập trung cải tạo, nâng cấp, xây dựng mạng lưới giao thông của địa phương để đẩy mạnh phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ logistics, trao đổi hàng hóa cũng như phát triển du lịch.
  • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư trái phiếu trong bất kỳ hoàn cảnh nào
    một năm trước Tài chính
    (BKTO) - Thông tin được Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2022, ngày 01/12, tại Hà Nội.
  • 5 vướng mắc của thị trường bất động sản
    một năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2022 diễn ra ngày 01/12, trả lời câu hỏi của nhà báo về hoạt động của Tổ công tác về bất động sản của Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã thông tin chi tiết về vấn đề này và nêu rõ 5 vướng mắc của thị trường bất động sản hiện nay.
  • Hải Dương sẽ kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp
    một năm trước Địa phương
    (BKTO) - Trong những năm qua, xác định cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là “chìa khóa” để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, toàn hệ thống chính trị tỉnh Hải Dương đã vào cuộc quyết liệt, đề ra nhiều chủ trương, giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Nhờ đó, môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã có những bước chuyển biến tích cực và đưa Hải Dương trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
  • Hòa Bình: Tỷ lệ người tham gia Bảo hiểm y tế năm 2022 đạt 95,12% dân số toàn tỉnh
    một năm trước Địa phương
    (BKTO) - Ngay từ đầu năm 2022, các cấp, các ngành, địa phương tại Hòa Bình tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn đăng ký tham gia đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Miễn, giảm thuế chương trình phục hồi kinh tế đạt gần 75% dự kiến