Mở cơ hội cho hàng hóa Việt thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc

(BKTO) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa tham dự Lễ ký và trao 3 văn kiện hợp tác quan trọng với các cơ quan, địa phương của Trung Quốc.

a1-2-.jpg
Không ngừng thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh minh họa

Cụ thể, các văn kiện hợp tác gồm: Bản ghi nhớ về hợp tác công nghiệp giữa Bộ Công Thương và Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc; Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa Bộ Công Thương và Chính quyền nhân dân tỉnh Hải Nam; Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại giữa Bộ Công Thương và Chính quyền nhân dân tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc).

Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và công nghệ thông tin của Trung Quốc, trong đó có một số lĩnh vực quản lý tương tự chức năng quản lý của Bộ Công Thương như xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp.

Vì thế, văn kiện được lãnh đạo Bộ Công Thương ký kết với Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc lần này có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để hai bên thúc đẩy các nội dung hợp tác thế mạnh nhằm phát triển công nghiệp mỗi bên, đồng thời phát triển quan hệ hợp tác giữa hai Bộ.

Sơn Đông là tỉnh ven biển phía Đông Trung Quốc, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc với GRDP năm 2023 xếp thứ 3, dân số xếp thứ 2 với 101,62 triệu người. Bộ Công Thương xác định Sơn Đông là cầu nối quan trọng trong hợp tác kinh tế, thương mại và công nghiệp giữa Việt Nam và khu vực phía Bắc Trung Quốc. Những năm gần đây, Bộ Công Thương đã liên tục tăng cường các hoạt động trao đổi và hợp tác với tỉnh Sơn Đông.

Còn tỉnh Hải Nam nằm ở phía Nam Trung Quốc, dân số thường trú năm 2023 khoảng 10,4 triệu người. Tuy quy mô dân số không lớn nhưng Hải Nam lại là “Cảng thương mại tự do” lớn nhất của Trung Quốc, được hưởng nhiều chính sách ưu đãi quan trọng của Chính phủ Trung Quốc.

Việc Bộ Công Thương ký kết văn kiện hợp tác với các địa phương này giúp thiết lập cơ chế trao đổi, hợp tác về thương mại, công nghiệp, qua đó tạo cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc./.

Cùng chuyên mục
  • 5 doanh nghiệp Dầu khí lọt “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất”
    2 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Ngày 22/8, tại TP. HCM, Forbes Việt Nam tổ chức sự kiện thường niên Diễn đàn kinh doanh 2024 với chủ đề “Đón đầu xu hướng”; vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2024. Trong số các doanh nghiệp được vinh danh có 5 đơn vị của ngành Dầu khí, gồm: PV GAS, PTSC, PVI, PVTrans, PV Power.
  • Rau quả Việt chinh phục thị trường, nghĩ về giấc mơ lớn
    2 tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Từ một quốc gia chuyên xuất khẩu rau quả sang Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm, Thái Lan đã chi hơn 3.000 tỷ đồng mua rau quả Việt, trong đó có mặt hàng sầu riêng vốn là thế mạnh toàn cầu của Thái Lan. Đây là ví dụ điển hình về khả năng rau quả Việt ngày càng chinh phục thị trường thế giới, hướng đến mục tiêu xuất khẩu 7 tỷ USD trong năm nay.
  • Long An: Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi lãng phí
    2 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Long An vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/6/2024 của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
  • Nợ chính phủ và hộ gia đình Hàn Quốc chạm mốc kỷ lục, vượt 127% GDP
    2 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Theo số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, tổng nợ quốc gia và nợ hộ gia đình đã đạt mức cao chưa từng có là 3,042 triệu tỷ Won vào cuối quý II/2024, tương đương khoảng 127% GDP danh nghĩa của năm ngoái.
  • Phát triển tài sản số cần chiến lược lớn hơn, bài bản hơn
    2 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Theo đánh giá, giai đoạn 2021-2022, Việt Nam nằm trong top 3 toàn cầu về người dân sở hữu tài sản số chỉ sau UAE và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc thiếu khung pháp lý về tài sản số là nguyên nhân khiến lĩnh vực này chưa phát triển. Theo đó, Việt Nam cần có chiến lược lớn hơn, bài bản hơn cho lĩnh vực này.
Mở cơ hội cho hàng hóa Việt thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc