Năm 2018, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,8%

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng kinh tế Việt Nam (GDP) dự kiến đạt 6,8% trong năm nay (so với 6,5% từ lần dự báo trước đó) trước khi ổn định lại ở mức 6,6% vào năm 2019 và 6,5% vào năm 2020.



Chiều 14/6, tại buổi họp báo công bố Báo cáo Điểm lại – báo cáo mới nhất của WB về tình hình kinh tế Việt Nam, đại diện WB cho biết, thời gian qua, đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã được củng cố và song hành với ổn định kinh tế vĩ mô; nguồn tăng trưởng chủ yếu dựa vào nhu cầu trên quy mô toàn cầu đang ở chu kỳ tăng. Cùng với đó, đầu tư ở khu vực FDI và khu vực tư nhân đang khôi phục và quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành dịch vụ, chế tạo và chế biến có năng suất cao hơn đang diễn ra.

“Tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng trong năm 2017 và quý I/2018 đang tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam tiếp tục tiến lên. Giai đoạn kinh tế đang vận hành vững chắc này là cơ hội lớn để đầu tư cho nguồn nhân lực, nhờ đó, Việt Nam có thể giải quyết những thách thức nhằm duy trì đà tăng trưởng”- ông Ousmane Dione - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định.


WB công bố báo cáo mới nhất về tình hình kinh tế Việt Nam. Ảnh: Đ.Khoa

Trong quý I/2018, nền kinh tế đã tăng trưởng 7,4%, mức cao nhấttrong 10 năm, nhờ môi trường kinh tế bên ngoài thuận lợi với tăng trưởng GDP toàn cầu dự kiến đạt đỉnh ở mức 3,1% trong năm 2018.

Cán cân thương mại tiếp tục được cải thiện do kết quả vững vàng về thương mại và thu hút vốn FDI, đóng góp vào tổng thặng dư tài khoản vãng lai, ước đạt 6,8% GDP (quý I/2018). Tỷ giá được duy trì tương đối ổn định trong khi dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng, ước đạt khoảng 63 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2018, tương đương 3,6 tháng nhập khẩu.

Báo cáo cho thấy, triển vọng trung hạn của Việt Nam tiếp tục cải thiện kể từ lần ban hành báo cáo trước vào tháng 12/2017. GDP theo giá so sánh dự kiến tăng 6,8% trong năm nay (so với 6,5% từ lần dự báo trước đó) trước khi ổn định lại ở mức 6,6% vào năm 2019 và 6,5% vào năm 2020, do sức cầu trên toàn cầu thế giới dự kiến sẽ chững lại.

Dự báo lạm phát sẽ ở mức xung quanh mục tiêu 4% của Chính phủ. Cân đối tài khoản vãng lai dự kiến vẫn đạt thặng dư nhưng có thể sẽ ở mức thấp hơn trong năm tới do thâm hụt tăng lên ở tài khoản thu nhập và dịch vụ. Bội chi ngân sách và nợ công dự kiến vẫn trong vòng kiểm soát.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia của WB, bên cạnh những triển vọng trước mắt được cải thiện, kinh tế Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Cụ thể, tiến độ tái cơ cấu khu vực DNNN và khu vực ngân hàng còn chậm, điều này có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến tình hình tài chính vĩ mô, làm giảm triển vọng tăng trưởng và tạo ra các nghĩa vụ nợ lớn cho khu vực nhà nước. Rủi ro bên ngoài bao gồm chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang trỗi dậy, bất định căng thẳng địa chính trị và quá trình thắt chặt tiền tệ diễn ra sớm hơn dự kiến có thể dẫn đến những biến động, gây xáo trộn trên thị trường tài chính.

         
“Điều kiện kinh tế thuận lợi như hiện nay, với tăng trưởng cao và lạm phát thấp, là cơ hội đặc biệt để đẩy mạnh cải cách. Chính sách kinh tế vĩ mô cẩn trọng cần song hành với những cải cách cơ cấu sâu và toàn diện, bao gồm cải cách các quy định để loại bỏ rào cản và giảm chi phí hoạt động của khu vực tư nhân, đầu tư cho nguồn nhân lực và hạ tầng chất lượng cao, đồng thời tiếp tục cải cách để nâng cao năng suất của khu vực DNNN.”- ông Sebastian Eckardt -Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam khuyến cáo.

Đ. KHOA

Cùng chuyên mục
  • EuroCham công bố Sách Trắng 2018 tại Đà Nẵng
    6 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    Ngày 14/6, Hiệp hội các DN Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã công bố Sách Trắng 2018 tại Đà Nẵng và tổ chức cuộc đối thoại giữa các DN châu Âu với Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cùng lãnh đạo các ban, ngành địa phương.
  • Chí́nh sách tài chính đón đầu công nghệ 4.0
    6 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) được các chuyên gia nhận định sẽ gây ra không ít thách thức đối với ngành tài chính trong việc xây dựng hệ thống thể chế, chính sách. Theo đó, cuộc cách mạng này đòi hỏi chính sách tài chính phải có tầm nhìn trung và dài hạn để tránh lạc hậu.
  • Giải quyết nhiều vấn đề để đảm bảo công bằng thuế
    6 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Phân tích về cơ cấu thu NSNN từ thuế, Báo cáo Công bằng thuế Việt Nam 2017 vừa được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) công bố cuối tuần qua khẳng định, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Việt Nam. Tuy nhiên, Báo cáo cũng nhấn mạnh một số vấn đề đang đặt ra là bài toán cân bằng thu - chi NSNN và đảm bảo công bằng thuế.
  • Ngăn chặn tình trạng đội vốn, chi ngân sách vượt định mức
    6 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Vừa qua, Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo chuyên đề về tăng cường kỷ luật, kỷ cương NSNN. Nhiều vấn đề nóng khiến dư luận quan tâm như: dự án đầu tư "đội vốn", tình trạng lãng phí trong chi NSNN, chuyển nguồn với số tiền lớn… đã được đại diện Bộ Tài chính giải đáp.
  • Tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã
    6 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Trong bối cảnh khó tiếp cận nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng, các hợp tác xã (HTX) đặt nhiều kỳ vọng vào Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sau một thời gian hoạt động, Quỹ vẫn chưa đáp ứng nhu cầu về vốn phát triển sản xuất kinh doanh cho các cơ sở kinh tế hợp tác, HTX..
Năm 2018, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,8%