Nam Định: Đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước từ nguồn sử dụng đất

(BKTO) - Theo dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024, tỉnh Nam Định đặt mục tiêu tổng thu nội địa đạt 11.300 tỷ đồng. Trong đó, nguồn thu tiền sử dụng đất, tỉnh dự toán thu 7.500 tỷ đồng.

namdinh1-1637244495063489837491.jpeg
Nam Định chú trọng thu tiền sử dụng đất để hoàn thành dự toán thu nội địa năm 2024. Ảnh: ST

Với dự toán thu 7.500 tỷ đồng từ nguồn thu tiền sử dụng đất (SDĐ), tỉnh đưa ra mức giao cụ thể cho các địa phương: Giao Thủy thu 1.700 tỷ đồng; các huyện Hải Hậu, Vụ Bản, TP. Nam Định cùng mức thu 1.000 tỷ đồng; các huyện Trực Ninh, Nghĩa Hưng cùng mức thu 600 tỷ đồng; các huyện Nam Trực, Xuân Trường cùng mức thu 500 tỷ đồng; Ý Yên thu 400 tỷ đồng; Mỹ Lộc thu 200 tỷ đồng.

Theo số liệu từ Cục Thuế tỉnh, hết quý I/2024, kết quả thu nội địa (trừ tiền thu từ SDĐ) của các huyện, thành phố đều bảo đảm tiến độ so với dự toán. Tính riêng khoản thu từ SDĐ, toàn tỉnh đạt tổng thu 886,7 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023, nhưng mới đạt 11,8% dự toán năm. Nếu tính cả số đã nộp và số chưa đến hạn nộp đạt 965,5 tỷ đồng, bằng 12,8% dự toán năm.

Để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước năm 2024 và những năm tiếp theo ở mức cao nhất, đặc biệt là khoản thu từ SDĐ, tỉnh đã chủ động thực hiện các quy trình thủ tục, sẵn sàng các điều kiện về quỹ đất. Trong tháng 5/2024, tỉnh thực hiện đồng loạt các đợt đấu giá quyền SDĐ; dự kiến đến tháng 7, 8/2024, sẽ cơ bản hoàn tất số thu cả năm 2024 được tỉnh dự toán giao trong thu ngân sách nhà nước từ tiền SDĐ.

Hiện nay, tỉnh cũng rất tích cực thực hiện các phần việc liên quan để thúc đẩy đầu tư hạ tầng các khu dân cư tập trung mới theo kế hoạch, lộ trình đã được phê duyệt, nhằm chủ động về quỹ đất, sẵn sàng tổ chức đấu giá, tạo nguồn thu trong năm 2025.

Các cấp chính quyền của tỉnh đều quyết liệt hướng đến thực hiện hiệu quả cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách từ SDĐ.

Tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị yêu cầu các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố phải xác định thu ngân sách từ SDĐ từ nay đến hết năm 2025 là nhiệm vụ trọng tâm, tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và giải quyết nhu cầu SDĐ xây dựng nhà ở của nhân dân. Đặc biệt, lãnh đạo cấp huyện, nhất là các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND huyện, thành phố phải quyết liệt, chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo thực hiện, chịu trách nhiệm trước tỉnh về kết quả thu ngân sách nhà nước từ SDĐ. Chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời báo cáo để tỉnh sớm nắm bắt, hỗ trợ xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các phần việc liên quan đến triển khai dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu dân cư tập trung, đấu giá quyền SDĐ. Nhất là khâu xác định giá đất khởi điểm, các huyện, thành phố tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Sở Tài chính đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định; nắm chắc diễn biến tình hình giá đất trên địa bàn, làm cơ sở để đề xuất, trình cơ quan có thẩm quyền phương án giá khởi điểm phục vụ công tác đấu giá quyền SDĐ.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh và các đơn vị, địa phương có liên quan tập trung thẩm định phương án giá khởi điểm báo cáo Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kịp thời phục vụ công tác đấu giá quyền SDĐ theo quy định.

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan theo dõi, hướng dẫn các huyện, thành phố tổ chức công tác đấu giá quyền SDĐ đảm bảo theo đúng quy định. Ngay sau khi kết thúc đấu giá, các cơ quan chuyên môn huyện, các xã, thị trấn phải hướng dẫn người trúng đấu giá thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định, sau đó, khẩn trương cấp Giấy chứng nhận quyền SDĐ.

Các địa phương phải tổ chức lựa chọn các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công đảm bảo đủ năng lực, tuân thủ đúng trình tự, thủ tục theo quy định; nỗ lực đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng các khu đô thị, khu dân cư tập trung.

Tỉnh cũng giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện và đảm bảo đầy đủ các quy hoạch, kế hoạch SDĐ; quy hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển nhà ở, kế hoạch đầu tư công trung hạn phù hợp để có kế hoạch tiếp tục đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu dân cư tập trung năm 2025 và các năm tiếp theo. Đồng thời, tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp môi giới, mua bán bất động sản trái quy định, buông lỏng quản lý, vi phạm pháp luật về đất đai, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Việc hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước năm 2024 và những năm tiếp theo ở mức cao nhất, đặc biệt là khoản thu từ SDĐ, Nam Định có đủ nguồn lực để đầu tư và sớm đưa vào sử dụng nhiều công trình giao thông trọng điểm quy mô liên vùng, như: Cầu qua sông Đào, đường trục phía Nam thành phố (đoạn từ đường Vũ Hữu Lợi đến Quốc lộ 21B); tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội./.

Cùng chuyên mục
  • PV GAS triển khai hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP – Giai đoạn 1
    5 tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Chiều ngày 15/5/2024, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) phối hợp với Công ty Cổ phần Thiết bị và Truyền thông NGS tổ chức Lễ khởi động triển khai dự án Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) giai đoạn 1.
  • Sản xuất kinh doanh của Petrovietnam tiếp đà tăng trưởng
    5 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Tháng 4/2024, tổng doanh thu toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ và những tháng đầu năm. Đặc biệt, Petrovietnam đón nhiều tin vui về cơ chế chính sách và các phát hiện dầu khí mới, lập kỷ lục về sản lượng điện…
  • TP.Hồ Chí Minh lập 5 đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính
    5 tháng trước Địa phương
    (BKTO) - Từ nay đến cuối tháng 6/2024, TP.Hồ Chí Minh sẽ có 5 đoàn kiểm tra thực hiện cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương…
  • Quản lý thuế theo phương pháp quản lý rủi ro trong nền kinh tế số
    5 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - Quản lý việc tuân thủ thuế trong nền kinh tế số gặp nhiều khó khăn hơn so với nền kinh tế truyền thống do tính phức tạp, tính đa dạng và tính toàn cầu của các hoạt động kinh tế. Các giao dịch diễn ra trên môi trường mạng, thông qua các nền tảng số khiến cho việc theo dõi, kiểm soát và quản lý thuế trở nên khó khăn hơn. Do vậy, thực hiện phân tích rủi ro để quản lý việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế (NNT) có ý nghĩa quan trọng.
  • Thu ngân sách có dấu hiệu chậm lại
    5 tháng trước Kinh tế
    (BKTO) - 4 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước (NSNN) đảm bảo dự toán nhưng có dấu hiệu chậm lại. Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn thu ngân sách dựa vào sức tăng trưởng của nền kinh tế; trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP quý I dù đã cải thiện nhưng chưa đột phá, chưa quay lại quỹ đạo cần thiết...
Nam Định: Đẩy mạnh thu ngân sách nhà nước từ nguồn sử dụng đất