“Mục tiêu chính của Hội thảo là thảo luận và đề xuất những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng Báo cáo kiểm toán (BCKT) của KTNN”- Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Vũ Văn Họa đặt yêu cầu trong phát biểu khai mạc.
Toàn cảnh Hội thảo Ảnh: THU HUYỀN
BCKT cung cấp nhiều thông tinhữu ích cho Quốc hội
Theo Vụ Tổng hợp (KTNN), những năm qua, các Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm (Báo cáo tổng hợp) được tổng hợp từ hơn 200 BCKT do KTNN tổ chức thực hiện trong một năm với quy mô, loại hình kiểm toán khác nhau. Báo cáo tổng hợp đã phản ánh được toàn diện kết quả kiểm toán của KTNN trong các lĩnh vực được kiểm toán và xuyên suốt quá trình quản lý NSNN. Nội dung Báo cáo tổng hợp đi sâu vào các vấn đề lớn về quản lý, điều hành NSNN được dư luận xã hội quan tâm, cơ quan truyền thông sử dụng và đánh giá cao. Báo cáo tổng hợp luôn được lập đầy đủ, đúng hạn; cung cấp kịp thời thông tin cho các đại biểu Quốc hội trước khi Quốc hội họp phê chuẩn Báo cáo quyết toán NSNN. Hằng năm, Báo cáo tổng hợp đều được tổ chức công khai rộng rãi bằng hình thức họp báo, góp phần nâng cao vai trò, địa vị pháp lý của KTNN.
Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Đào Văn Dũng bổ sung thêm: Vừa qua, Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2015 của KTNN được Quốc hội đánh giá cao. Tài liệu của KTNN giúp ích cho đại biểu Quốc hội trong việc thông qua quyết toán NSNN và thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội. Ngoài ra, các BCKT chuyên đề còn phục vụ các Đoàn giám sát của Quốc hội. Đơn cử, mới đây, KTNN đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trong việc thẩm tra Báo cáo giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Trong khi đó, đối chiếu với BCKT của các Cơ quan kiểm toán tối cao khác, Chuyên gia tư vấn quốc tế Jose Oyola nhận định, Báo cáo tổng hợp của KTNN Việt Nam khá chi tiết, thông tin cụ thể về kết quả của các cuộc kiểm toán và đưa ra nhiều kiến nghị.
Từ góc nhìn của Quốc hội, ông Hoàng Quang Hàm - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, khẳng định: BCKT cung cấp thông tin, căn cứ để Quốc hội thực hiện quyền lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Ngoài ra, BCKT của KTNN còn là kênh thông tin quan trọng để Quốc hội thực hiện quyền giám sát hoạt động của KTNN...
Hướng tới cải thiệnchất lượng BCKT
Mặc dù đánh giá cao những thông tin trong BCKT nhưng theo các đại biểu tham dự Hội thảo, BCKT của KTNN phải đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của Quốc hội và nhân dân; giúp Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia.
Chủ tịch VAA Đặng Văn Thanh nêu quan điểm: Để đáp ứng những kỳ vọng trên, BCKT của KTNN cần phải được chú trọng đổi mới, cải thiện chất lượng. Đổi mới cách thức trình bày BCKT sẽ giúp cho các đại biểu Quốc hội cũng như các cơ quan truyền thông có thể dễ dàng tiếp cận và nhìn nhận đúng vấn đề, tránh gây ra những nhận thức chưa đầy đủ hoặc sai lệch về kết quả kiểm toán.
Còn theo ông Hoàng Quang Hàm, KTNN nên nghiên cứu, đổi mới phương pháp tiếp cận kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN theo hướng lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm, qua đó giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực mà vẫn đảm bảo hiệu quả và đúng luật. Đồng thời, KTNN cũng cần đổi mới chế độ thông tin kết quả kiểm toán cho Quốc hội và khâu lập kế hoạch kiểm toán để tập trung kiểm toán các vấn đề quan trọng mà dư luận xã hội quan tâm, Quốc hội cần giám sát. Quốc hội cũng kỳ vọng KTNN đẩy mạnh kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề, nhất là tăng cường tiền kiểm trong kiểm toán dự án, chủ trương đầu tư các công trình trọng điểm quốc gia; tham gia ý kiến có chất lượng vào các kế hoạch tài chính trung hạn.
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng BCKT, Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán (KTNN) Ngô Minh Kiểm đặt câu hỏi: “Xây dựng cơ sở đánh giá tính trọng yếu của BCKT thế nào cho phù hợp với thực tiễn?”.
Yếu tố khác góp phần quan trọng vào cải thiện chất lượng BCKT chính là kỹ năng viết báo cáo của kiểm toán viên. Cho rằng “viết là nghệ thuật nên cần phải luyện tập”, ông Jose Oyola khuyến nghị đưa môn viết BCKT vào trong chương trình đào tạo của KTNN, tạo điều kiện cho người học rèn luyện kỹ năng cần thiết. Cùng quan điểm này, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (KTNN) Hà Thị Mỹ Dung mong muốn trong thời gian tới, các chuyên gia của USAID sẽ hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm viết BCKT thông qua những chương trình đào tạo bổ ích.
Ngoài ra, trong khuôn khổ của Hội thảo, các đại biểu cũng đã đề xuất nhiều giải pháp khác để cải thiện chất lượng BCKT.
Những tham luận, ý kiến trên được Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Vũ Văn Họa ghi nhận và đánh giá cao. Trên cơ sở đó, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng tiếp tục trao đổi với các chuyên gia quốc tế, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện phương pháp, cách thức xây dựng, nâng cao chất lượng BCKT, đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của Quốc hội và nhân dân.
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Vũ Văn Họa:
Sự hỗ trợ tích cực từ phía các chuyên gia quốc tế sẽ giúp cho KTNN Việt Nam có thể đưa ra những đánh giá, dự báo mới trong BCKT. Tôi cũng đánh giá cao những chia sẻ kinh nghiệm về kỹ năng lập BCKT cho 3 loại hình kiểm toán và hy vọng USAID giúp chúng tôi mở một số khóa đào tạo cho các kiểm toán viên; đồng thời tiếp tục hỗ trợ chúng tôi trong kiểm toán nợ công và nâng cao chất lượng các BCKT.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Dương Quốc Anh:
BCKT của KTNN cần xem xét, kết hợp đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính, tìm ra những lỗ hổng pháp lý gây trở ngại đối với môi trường đầu tư kinh doanh, làm giảm hiệu quả quản lý vốn và tài sản của Nhà nước. Đồng thời, nâng cao năng lực đội ngũ kiểm toán viên bởi đây là lực lượng quan trọng, quyết định đến chất lượng BCKT.
Chuyên gia tư vấn quốc tế Jose Oyola:
NGỌC MAI - LÊ HÒA