Ngăn chặn các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi

(BKTO) - Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi; các địa phương phải chủ động tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội để vào cuộc chấn chỉnh, xử lý nghiêm vi phạm.

khong-gian-thieng-1.jpg
Các địa phương cần chủ động, kịp thời ngăn chặn các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi. Ảnh: N.Lộc

Đây là nội dung trong văn bản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) gửi các địa phương về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2024 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Theo đó, văn bản nêu rõ: Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội, vui xuân, đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, các Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai một số nội dung sau:

Tiếp tục tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024 và các văn bản khác liên quan.

Chủ động tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội. Kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội; đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi; hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc.

Văn bản yêu cầu Sở VHTTDL, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiêm túc quán triệt triển khai thực hiện các nội dung trên và gửi báo cáo kết quả tổ chức lễ hội về Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) trước ngày 19/02/2024 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ VHTTDL đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, của nhân dân và du khách, nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội, về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội.

Trích Công điện số 11/CĐ-TTg ngày 30/01/2024

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 11/CĐ-TTg ngày 30/01/2024 về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn và lễ hội xuân 2024.

_dsc0258.jpg
Cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các cơ sở tín ngưỡng thực hiện tốt các quy định của pháp luật về tín ngưỡng. Ảnh: P.Hiến

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương.

Bảo đảm an toàn phòng, chống cháy nổ tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, nhất là các cơ sở thờ tự; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, lệch chuẩn xã hội, lợi dụng các hoạt động tâm linh nhằm trục lợi; không đốt đồ mã, vàng mã tràn lan gây tốn kém, lãng phí hoặc không đúng nơi quy định tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.

Đặc biệt, Bộ Nội vụ và Bộ VHTTDL hướng dẫn việc quản lý và tổ chức các lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật. Không để diễn ra việc lợi dụng lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi, tuyên truyền, thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan, trái thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội và an ninh, trật tự.

Trong năm 2024, tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về tín ngưỡng nhằm đưa các hoạt động tín ngưỡng lành mạnh, đúng quy định của pháp luật.

Cùng chuyên mục
  • Đưa Xuân ấm đến mảnh đất địa đầu Tổ quốc
    7 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Những vạt rừng trải dài xanh tít tắp, những nương ruộng bậc thang mùa nước đổ và điểm sáng bởi sắc đào, sắc mận làm say đắm lòng người khi đến với mảnh đất địa đầu vùng cao Xín Mần (tỉnh Hà Giang) mỗi dịp tết đến, xuân về. Niềm vui ấy được nhân lên khi diện mạo nông thôn nơi đây đang ngày càng khởi sắc, đời sống của đồng bào dân tộc được nâng lên với số hộ nghèo giảm mạnh qua từng năm.
  • Cảnh báo 5 chiêu trò lừa đảo trực tuyến dịp Tết Nguyên đán
    7 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã gửi cảnh báo về 5 chiêu trò lừa đảo trực tuyến có khả năng được các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
  • Số người tham gia bảo hiểm xã hội tăng 4,54% so với cùng kỳ năm 2023
    7 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Đến hết tháng 1/2024, toàn quốc có 18,058 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), tăng 4,54% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, có 16,34 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, tăng 3,14% so với cùng kỳ năm 2023; 1,717 triệu người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 20,11% so với cùng kỳ năm 2023.
  • Bảo đảm nếp sống văn minh trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết
    7 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 11/CĐ-TTg về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
  • Cảnh báo lừa đảo thương mại quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam
    7 tháng trước Xã hội
    (BKTO) - Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa phát đi cảnh báo về tình trạng nhiều doanh nghiệp Việt Nam “sập bẫy” lừa đảo thương mại quốc tế; sản xuất hàng tiêu dùng giả, kém chất lượng rồi rao bán trên các sàn thương mại điện tử; ngày càng xuất hiện nhiều hội nhóm lừa đảo trên mạng xã hội với hình thức "thu hồi nợ treo” hay “hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo”…
Ngăn chặn các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi