Ngăn chặn tình trạng xuất khẩu lao động “chui”: Giải pháp nào?

(BKTO) - Hiểm hỏa từ nạn lao động tráiphép tại nước ngoài đã được các cơ quan chức năng cảnh báo. Song vì nhiều lýdo, không ít người lao động vẫn liều mình sang xứ người bằng mọi giá để rồi chuốclấy những tai họa đáng tiếc. Xem ra, việc ngăn chặn tình trạng xuất khẩu laođộng “chui” vẫn rất nan giải, đòi hỏi cần có thêm những biện pháp đủ mạnh.




Công nhân sẽ không được pháp luật nước sở tại bảo vệ nếu bỏ trốn ra ngoài làm việc.Ảnh: TL

Lao động “chui” - Hiểm họa khôn lường

Dư luận những ngày qua vẫn chưa hết bàng hoàng trước việc 2 lao động đều quê ở Hà Tĩnh bị cướp bắn chết tại Angola. Đó là trường hợp anh Đặng Quốc Nghĩa (xã Cẩm Nam, huyện Cẩm Xuyên) bị 2 đối tượng làm thuê người bản địa sát hại và cướp tài sản tại nơi làm việc ở Luanda vào ngày 03/3/2016 và anh Nguyễn Viết Hậu (xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang) bị sát hại tại nơi làm việc ở tỉnh Uige vào ngày 05/3/2016.

Ngay sau khi xảy ra sự việc trên, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đã yêu cầu 6 công ty đang thực hiện thí điểm đưa lao động đi làm việc tại Angola kiểm tra và xác minh 2 trường hợp lao động này. Kết quả xác minh cho thấy, 2 lao động bị thiệt mạng đều không thông qua 6 DN được Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho phép đưa lao động sang Angola mà đi theo kênh không chính thống do các tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Như vậy, 2 lao động bị cướp bắn chết tại Angola đều là những lao động “chui”. Đây không phải là lần đầu tiên trường hợp lao động “chui” bị thiệt mạng nơi đất khách quê người. Trước đó, cũng tại Angola, vào đầu tháng 10/2015, anh Lê Văn Quế (xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) cũng đã bị cướp tài sản và bắn chết. Bên cạnh tình trạng bị cướp bóc, bắn chết, một số lao động còn bỏ mạng nơi xứ người do tai nạn lao động, sốt rét…

Theo ông Phạm Viết Hương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, tình hình an ninh tại Angola khá phức tạp, dịch bệnh sốt rét chưa được kiểm soát. Song thời gian qua vẫn xuất hiện tình trạng một số lao động tại Angola bỏ hợp đồng trốn ra ngoài do người thân, bạn bè dụ dỗ, lôi kéo. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như hỗ trợ, xử lý phát sinh đối với người lao động.

Bên cạnh thị trường Angola, các thị trường lao động khác như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có tình trạng lao động “chui”. Vụ việc 59 du khách Việt Nam nằm trong đoàn 155 người đến Jeju (Hàn Quốc) ngày 12/01/2016 bị “mất tích” vừa qua cũng đã gióng thêm hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khôn lường từ việc đi xuất khẩu lao động “chui”.

Làm gì để ngăn chặn lao động “chui”?

Trước những tai họa đáng tiếc xảy ra đối với các trường hợp xuất khẩu lao động “chui”, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã nhiều lần khuyến cáo về những rủi ro mà người lao động có thể gặp phải khi làm việc trái phép tại nước ngoài như: Không được pháp luật nước sở tại bảo vệ (kể cả khi bị chủ sử dụng ngược đãi hoặc xảy ra sự cố, tai nạn lao động, bệnh tật); điều kiện ăn ở và làm việc không đảm bảo; phải chịu phạt tiền, phạt tù rất nặng khi bị cơ quan chức năng nước sở tại phát hiện; chưa kể nhiều hiểm họa, rủi ro khác luôn rình rập, sẵn sàng cướp đi tính mạng.

Hiểm họa từ lao động “chui” tại nước ngoài đã được cảnh báo song không ít người lao động vì nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết vẫn đi xuất khẩu lao động bằng con đường trái pháp luật để rồi chuốc họa vào thân. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này một phần là do công tác tuyên truyền về xuất khẩu lao động ở nhiều địa phương còn hạn chế. Do đó, một trong những vấn đề cần được lưu tâm thời gian tới là từng địa phương phải có những hình thức tuyên truyền phù hợp hơn nhằm giúp người lao động nâng cao hiểu biết và ý thức cảnh giác, tránh tình trạng bị các tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dụ dỗ, lừa đảo.

Mặt khác, thực trạng xuất khẩu lao động “chui” diễn ra phổ biến cho thấy nhiều tổ chức, cá nhân dù không được cấp phép nhưng vẫn bất chấp pháp luật, lén lút đưa lao động ra nước ngoài. Đã đến lúc cần có thêm những biện pháp mạnh hơn để xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đưa lao động đi trái phép này chứ không chỉ dừng lại chủ yếu ở mức độ xử phạt vi phạm hành chính như hiện nay.

THÀNH ĐỨC
Cùng chuyên mục
  • Chung tay hành động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Quyết tâm đưa quyền lợi của người tiêu dùng (NTD) Việt Nam lên một nấcthang mới trang trọng hơn, thiết thực hơn, cũng như nhằm hưởng ứng Ngày Quyềncủa NTD Thế giới, Bộ Công thương vừa phối hợp UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễcông bố Ngày Quyền của NTD Việt Nam 15/3.
  • Giải bài toán hạn hán, xâm nhập mặn đồng bằng sông Cửu Long
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Vựa lúa quốc gia đồng bằngsông Cửu Long (ĐBSCL) đang phải đối mặt với đợt hạn hán, xâm nhập mặn (XNM) gaygắt, gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Đến trung tuần tháng 3, toàn bộ 13/13tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL đã bị nước mặn xâm nhập, trong đó có nhiều tỉnh bịXNM nặng nề như Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang...
  • Huy động, phát huy nguồn vốn tài trợ quốc tế cho du lịch: Không để trùng lặp và lãng phí
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Thời gian qua, du lịch nước ta đã nhận được sựtrợ giúp của nhiều tổ chức quốc tế, với hàng chục dự án đã và đang được triểnkhai ở nhiều lĩnh vực. Song làm sao để phát huy hiệu quả nguồn tài trợ này, khôngđể các nguồn lực bị trùng lặp và lãng phí? Báo Kiểm toán đã có cuộc trao đổi vớiông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam để làm rõ hơn vấn đề này.
  • Gian nan cuộc chiến an toàn thực phẩm
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO)-Tưới rau bằng dầu nhớt, bón lúa bằng xi măng, giữ cho cá tươi bằng đạmu rê, bảo quản chè bằng bùn, bột đá và phân lân, nuôi gà bằng thóc trộn vàng ô...Đó chỉ là vài ví dụ cho kiểu canh tác lạ đời của người nông dân Việt Nam.Nguy hại hơn, nó đang trở thành một vấn nạn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏecủa con người.
  • Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2016: Các trường ngoài công lập gặp khó?
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Giáo dục và Đào tạo(GD&ĐT) vừa công bố lấy ý kiến dự thảo Quy chế thi trung học phổ thông (THPT)quốc gia và dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) năm 2016 với mộtsố điều chỉnh so với các năm trước. Theo đó, một số quy định mới khi được thôngqua, dự báo các trường ĐH-CĐ ngoài công lập (NCL), sẽ tiếp tục trảiqua một mùa tuyển sinh khó khăn.
Ngăn chặn tình trạng xuất khẩu lao động “chui”: Giải pháp nào?