Nghị định 35/2022/NĐ-CP: Khơi thông “điểm nghẽn” đầu tư vào khu công nghiệp

(BKTO) - Theo các chuyên gia, Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế với nhiều điểm mới tiến bộ được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong việc đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, qua đó thúc đẩy gia tăng thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào phân khúc thị trường này.



Chia sẻ thông tin tại Diễn đàn “Triển khai Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy địnhvề quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp (DN) thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào chiều 26/8, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI cho biết, hiện cả nước có 260 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và 75 khu công nghiệp đang trong quá trình xây dựng. Hệ thống khu công nghiệp của Việt Nam đang là điểm đến của hàng nghìn DN nước ngoài đến từ hơn 120 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
                
   

Quang cảnh Diễnđàn.Ảnh: Tạp chí Diễnđàn DN

   

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những năm gần đây, trung bình hàng năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm khoảng 35% - 40% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Để các khu công nghiệp, khu kinh tế đi vào hoạt động một cách chuyên nghiệp, tháng 5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Tuy nhiên, sau hơn 4năm triển khai Nghị định trên, do quá trìnhhội nhập sâu rộng của nềnkinh tế dẫn đến một số quy định về quy hoạch hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế bộc lộ nhữngbất cập.

Trên cơ sở đó, tháng 5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Nghị định 82/2018/NĐ-CP. Nghị định 35/2022/NĐ-CP đã đi vào thực thi từ ngày 15/7.

Theo đó, ông Phòng cho biết, Nghị định 35/2022/NĐ-CP đã bổ sung nhiều quy định mới tiến bộ, góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong việc đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tếtrong thời gian qua.

Cụ thể, Nghị định này đã quy định rõ các điều kiện, nguyên tắc xác định số lượng, quy mô diện tích, các trường hợp điều chỉnh khu công nghiệp, khu kinh tế, nhằm rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí cho địa phương trong quá trình lập, thẩm định và điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp, khu kinh tế trong quy hoạch chung của tỉnh, thành phố.

Mặt khác, các DN cũng hiểu rõ hơn các điều kiện phải tuân thủ khi thực hiệnđầu tư vàokhu công nghiệp, khu kinh tế và dễ dàng tiếp cận hệ thống thông tin quy hoạch khu công nghiệp, khu kinh tế của các địa phương.
                
   

Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI phát biểu.Ảnh: Tạp chí Diễnđàn DN

   

Đồng thời, Nghị định này đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền các cấp và việc giải quyết các thủ tục hành chính đượcáp dụng cơ chếtương tự nhưcơ chế “một cửa”.

Một điểm mới đột phá nữa đólà công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp, khu kinh tếđược quan tâm về nhà ở vàđược cung cấpcác dịch vụ tiện ích tại khu công nghiệp. Theo đó, để được xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án hạ tầng khu công nghiệp phải có quy hoạch xây dựng khu nhà ở và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động…

Từ góc độ DN, bà Trần ThịTố Loan - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Sao Đỏ cũng đánh giá Nghị định 35/2022/NĐ-CP có nhiều điểm sửa đổi tiến bộ so với Nghị định 82/2018/NĐ-CP. Trong đó nổi bật là Nghị định đã phân loại cụ thể các loại quy hoạch xây dựng khu công nghiệp; địa phương được trao quyền nhiều hơn; một số quy định liên quan đến đầu tư hạ tầng cũng được sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn…

“Những điểm mới trên đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư trong việc thực hiện các thủ tục để đầu tư dự án, qua đó giúp tiết kiệm thời gian triển khai dự án, giảm chi phí cho nhà đầu tư…” - bà Loan nhấn mạnh.

Bên cạnh những điểm mới tích cực, theo các chuyên gia, việc thực hiện, triển khai Nghị định 35/2022/NĐ-CP vẫn còn một số điểm cần được giải đáp, tháo gỡ.

Luật sư Trần Đại Nghĩa - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạnTư vấn và Đầu tư FII Việt Nam cho biết, để được hưởng các chính sách ưu đãi thì DN đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao phải cam kết các nội dung liên quan đến ngành, nghề thu hút đầu tư; tỷ lệ diện tích đất công nghiệp cho các dự án đầu tư. Tuy nhiên, Nghị định 35/2022/NĐ-CP lại chưa quy định cụ thể thủ tục, trình tự thẩm định các nội dung liên quan tới vấn đề này.

Ngoài ra, quy định về quản lý đối vớicác DN đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, nếu họ cho các đối tượng khác không phải đối tượng được ưu đãi thuê đất vượt quá cam kết đã quy định thì chế tài xử lý như thế nàocũng chưa thực sự rõ ràng.

“Một số điểm vẫn còn băn khoăn như trên cần có những quy định hướng dẫn cụ thể hơn để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc đầu tư vào các dự án khu công nghiệp, khu kinh tế, qua đó tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của các khu công nghiệp, khu kinh tế” - ông Nghĩa nhấn mạnh./.
DIỆU THIỆN
Cùng chuyên mục
  • Vốn FDI đăng ký tăng thêm đạt trên 7,5 tỷ USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm 2021
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối tháng 8/2022, có 1.135 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bằng 100% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư đăng ký mới chỉ đạt hơn 6,35 tỷ USD, giảm 43,9% so với cùng kỳ.
  • Không có chuyện đứt gãy nguồn cung xăng dầu
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, trong lúc giá xăng dầu thế giới giảm, giá trong nước cũng giảm; thế giới đang cần bán, nguồn cung đang dồi dào, nguồn cung trong nước cũng không thiếu. Thông tin cho rằng đang đứt gãy nguồn cung là hết sức phi lý.
  • Ba nội dung phát triển Giao thông vận tải đường sắt
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Đây là yêu cầu trong Thông báo số 265/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp về Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 27-KL/TW của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển Giao thông vận tải (GTVT) đường sắt Việt Nam.
  • Việt Nam - Lào tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an sinh xã hội
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam và Cơ quan An sinh xã hội quốc gia Lào vừa có buổi làm việc nhằm đánh giá kết quả thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2016-2020 và trao đổi, thảo luận, định hướng các hoạt động hợp tác giai đoạn tiếp theo.
  • Lập đường dây nóng tiếp nhận phản ánh của doanh nghiệp về gói hỗ trợ lãi suất 2%
    một năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm với quy mô 40.000 tỷ đồng nhưng đến nay mới giải ngân được 4.300 tỷ đồng. Trước thực trạng này, ngành ngân hàng sẽ lập đường dây nóng tiếp nhận phản ánh của doanh nghiệp, người dân về gói hỗ trợ.
Nghị định 35/2022/NĐ-CP: Khơi thông “điểm nghẽn” đầu tư vào khu công nghiệp