Nhiều địa phương bị dừng tiếp nhận lao động sang Hàn Quốc

(BKTO) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành công văn 1684/LĐTBXH-QLLĐNN, thông báo tới các tỉnh, thành phố danh sách các địa phương bị tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS năm 2019.



Theo đó, có 40 quận/huyện (tập trung tại 10 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hà Tĩnh) bị tạm dừng tuyển chọn lao động. Đây là những địa phương có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên.

Trong đó, các huyện, thị xã có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp cao (tính đến ngày 30/01/2019) từ 100 lao động trở lên, như: Nghi Lộc, Cửa Lò, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An); Đông Sơn (Thanh Hóa); Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh); Cẩm Giàng, Chí Linh (tỉnh Hải Dương), Vũ Thư (tỉnh Thái Bình)... Trong đó, cá biệt có huyện Nghi Xuân có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp lên tới 474 người.
                
   

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết tâm làm giảm tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp. Ảnh: Internet

   
Quyết định của phía Hàn Quốc được đưa ra dựa trên danh sách Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Việt Nam lập, và gửi trước đó. Trong đó, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã lên danh sách 100 quận/huyện thuộc diện xem xét tạm dừng tuyển chọn lao động. Đây là những địa phương có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước từ 30% trở lên.

Việc tạm dừng sẽ được dỡ bỏ đối với các địa phương giảm được tỷ lệ và số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc ngay trong năm nay.

Đây được coi là giải pháp mạnh tay của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội trong nỗ lực giảm tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp sau khi hết hạn hợp đồng, vốn nhức nhối, gây bức xúc trong xã hội hiện nay.

Trong thời gian tới, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng của nước tiếp nhận lao động để kiểm soát chặt tình trạng vi phạm này.

NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Doanh nghiệp tăng mạnh vốn đầu tư
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), kết thúc 4 tháng đầu năm 2019, cả nước có 43.305 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 542.451 tỷ đồng, tăng 4,9% về số doanh nghiệp và tăng 31,7% về số vốn đăng ký.
  • Phát triển chăn nuôi gia cầm  hướng tới xuất khẩu
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, dư địa phát triển ngành chăn nuôi gia cầm còn nhiều và phải tập trung thúc đẩy. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả bền vững, ngành chăn nuôi cần phải chú ý tất cả các khâu trong chuỗi liên kết từ con giống, tổ chức sản xuất, kiểm soát dịch bệnh và tổ chức thị trường…
  • Kết nối tài chính khu vực ASEAN sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Việc kết nối các thành viên ASEAN trong hoạt động thương mại, đầu tư, dịch vụ tài chính sẽ giúp cộng đồng DN trong khối nói chung và DN Việt Nam có cơ hội đầu tư và tiếp cận các dịch vụ tài chính mới trong ASEAN.
  • Thị trường bất động sản công nghiệp:  Cơ hội và thách thức
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo nhận định từ các chuyên gia, thị trường bất động sản công nghiệp (BĐSCN) ở Việt Nam đang đứng trước những cơ hội phát triển mạnh mẽ và bùng nổ. Xu hướng dịch chuyển đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với các chính sách, khung pháp lý được hoàn thiện đã tạo những cơ hội rất lớn cho phân khúc BĐS này.
  • Thúc đẩy đầu tư, kinh doanh  bằng chính sách thuận lợi
    5 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo Tờ trình gửi Chính phủ về Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật DN mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) nhận định, mặc dù Luật Đầu tư và Luật DN đã có nhiều cải cách theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh sau gần 4 năm thi hành, nhưng thực tiễn cho thấy, một số quy định còn thiếu tính khả thi, minh bạch và hiệu quả.
Nhiều địa phương bị dừng tiếp nhận lao động sang Hàn Quốc