Nhiều điểm mới trong quy định về cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

Theo dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố đang được lấy ý kiến, Bộ Nội vụ đề xuất tăng thêm số lượng công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ở những đơn vị hành chính (ĐVHC) có dân số đông.

dsc_7220-1600x1200-.jpg
Dự thảo Nghị định mới cho phép tăng số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Ảnh: N.Lộc

Cụ thể, trên cơ sở khoán tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy định hiện hành (đối với phường loại 1 - 2 - 3 tương ứng là 23 - 21 - 19 người, đối với xã và thị trấn loại 1 - 2 - 3 tương ứng là 22 - 20 - 18 người) và khoán tổng số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo quy định hiện hành (đối với cấp xã loại 1 - 2 - 3 tương ứng là 14 - 12 - 10 người), Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định tăng thêm số lượng công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã ở những ĐVHC có dân số đông (so với mức quy định về tiêu chuẩn quy mô dân số tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15), cụ thể như sau:

Đối với các phường thuộc quận: Cứ tăng thêm đủ 1/3 mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 công chức và 01 người hoạt động không chuyên trách.

Các ĐVHC còn lại: Cứ tăng thêm đủ 1/2 mức quy định về quy mô dân số thì được tăng thêm 01 công chức và 01 người hoạt động không chuyên trách. (Số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm theo dân số, không khống chế tối đa).

Trên cơ sở tổng số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách theo loại ĐVHC cấp xã và số lượng được tăng thêm theo dân số nêu trên (tính theo từng cấp tỉnh), thực hiện khoán cho từng địa phương và phân cấp cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định cụ thể số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách của từng ĐVHC cấp huyện thuộc phạm vi quản lý cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhưng không vượt quá tổng số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tính cho cả cấp tỉnh theo quy định này.

UBND cấp huyện quyết định số lượng cụ thể người hoạt động không chuyên trách cấp xã ở từng ĐVHC cấp xã và bố trí số lượng người hoạt động không chuyên trách thuộc phạm vi quản lý cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng ĐVHC cấp xã. Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở từng ĐVHC cấp xã có thể thấp hơn mức của cấp xã loại 3, hoặc có thể cao hơn mức của cấp xã loại 1, nhưng phải bảo đảm không vượt quá tổng số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã của cả ĐVHC cấp huyện được HĐND cấp tỉnh giao.

Bên cạnh đó, một nội dung mới đáng chú ý khác, đó là Bộ Nội vụ đề xuất tăng mức khoán quỹ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và chế độ hỗ trợ đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố. Cụ thể:

Tăng mức khoán quỹ phụ cấp người hoạt động không chuyên ở mỗi ĐVHC cấp xã loại 1 - 2 - 3 tương ứng từ 16,0 - 13,7 - 11,4 lần mức lương cơ sở lên 21 - 18 - 15 lần mức lương cơ sở (tăng trung bình từ 1,14 lần mức lương cơ sở/01 người lên mức 1,5 lần mức lương cơ sở/01 người).

Ngoài mức khoán quỹ phụ cấp này, đối với những ĐVHC cấp xã có dân số đông được tăng thêm người hoạt động không chuyên trách thì cứ tăng 01 người hoạt động không chuyên trách so với quy định thì được tăng quỹ phụ cấp khoán 1,5 lần mức lương cơ sở/01 người tăng thêm.

Tăng mức khoán quỹ phụ cấp từ 3,0 - 5,0 lần mức lương cơ sở đối với mỗi loại thôn, tổ dân phố hiện nay lên mức 4,5 - 6,0 lần mức lương cơ sở (trong đó, tăng mức khoán từ 5,0 lên 6,0 lần mức lương cơ sở áp dụng đối với thôn, tổ dân phố theo quy định hiện hành, gồm: thôn có từ 350 hộ gia đình trở lên; thôn, tổ dân phố thuộc ĐVHC cấp xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thôn, tổ dân phố thuộc ĐVHC cấp xã biên giới, hải đảo.

Nghị định này khi có hiệu lực sẽ thay thế các Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số 92/2009/NĐCP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Cùng chuyên mục
  • Ra mắt Trung tâm đào tạo điện tử quốc tế đầu tiên tại Việt Nam
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày 25/3, Trung tâm đào tạo Khu Công nghệ cao (Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Sun Electronics tổ chức Lễ ra mắt và đưa vào vận hành mô hình Trung tâm đào tạo điện tử quốc tế (IETC).
  • Phát huy sức trẻ xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Chiều 24/3, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức buổi Đối thoại giữa Bí thư Đảng ủy Khối với tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương, với chủ đề “Sứ mệnh tuổi trẻ xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa hùng cường”.
  • Bộ Y tế đề xuất áp thuế Tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Bộ Y tế đề xuất, tất cả các đồ uống có đường theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có mặt trên thị trường đều cần chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt. Việc đánh thuế dựa trên hàm lượng đường có trong đồ uống.
  • Tập trung giải quyết hồ sơ cấp phép trang thiết bị y tế tồn đọng
    một năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sáng 24/3, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế quý I/2023. Tại cuộc họp, Bộ Y tế cam kết sẽ tập trung giải quyết 7.000 hồ sơ cấp phép trang thiết bị y tế; đồng thời thực hiện các giải pháp để đảm bảo nguồn cung ứng thuốc phục vụ khám, chữa bệnh.
  • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp: Hướng theo xu thế, nhưng còn nhiều rào cản
    một năm trước Xã hội
    Tại hội thảo “ứng dụng công nghệ trong nâng cao năng suất nông nghiệp” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), phối hợp cùng Tổng hội NN-PTNT Việt Nam tổ chức sáng 23/3, nhiều ý kiến từ giới chuyên gia cho rằng, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp khắc phục những yếu kém trong sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay. Tuy nhiên, để đưa công nghệ, đặc biệt là AI trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho ngành nông nghiệp, nông dân vẫn còn là chặng đường dài với nhiều thách thức đặt ra.
Nhiều điểm mới trong quy định về cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã