Nhiều thách thức với thị trường tài chính, tiền tệ

(BKTO) - Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam 2023 do Báo Đầu tư phối hợp với Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam (VWA) tổ chức vừa diễn ra chiều 08/8, tại Hà Nội.

1.jpg
Quang cảnh Diễn đàn. Ảnh: VIR

Tại Diễn đàn, các chuyên gia nhận định, Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở lớn nhưng khả năng thích ứng, sức chống chịu đối với các cú sốc bên ngoài, cũng như năng lực cạnh tranh quốc tế còn hạn chế.

Kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề của kinh tế thế giới, chịu “tác động kép” từ các yếu tố tiêu cực bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm, như tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài; nhiều doanh nghiệp còn yếu kém; nhiều dự án thua lỗ, chậm tiến độ; thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn nhiều bất cập...

Dự báo, trong những tháng cuối năm 2023 và năm 2024, kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, từ cả tình hình thế giới, khu vực biến động khó lường và những hạn chế, khó khăn trong nội tại của nền kinh tế.

Để kinh tế Việt Nam có thể trụ vững và tiếp tục tăng trưởng, phát triển và để khu vực doanh nghiệp được tiếp sức vượt qua khó khăn, sự vững mạnh của thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp… có ý nghĩa rất quan trọng.

Vì vậy, Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam nhằm giúp các nhà đầu tư cá nhân kết nối với các cơ quan hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, các chuyên gia tư vấn để chủ động nắm bắt thông tin, linh hoạt, chủ động tìm kiếm cơ hội, lựa chọn kênh đầu tư hiệu quả với các sản phẩm đầu tư từ các đơn vị uy tín.

Với mục tiêu “Thiết lập niềm tin - Đầu tư bền vững”, Diễn đàn không chỉ hướng đến góp phần xây dựng một cộng đồng đầu tư minh bạch, bài bản, chuyên nghiệp, mà còn định danh các nhà tư vấn tài chính độc lập, có trách nhiệm, có chuyên môn cao với những sản phẩm tài chính minh bạch nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho nhà đầu tư.

Tại Diễn đàn diễn, các đại biểu đã thảo luận chuyên sâu để “Giải mã biến số” và “Truy tìm cơ hội”; trao đổi về chính sách vĩ mô linh hoạt trong một thế giới nhiều biến động nhằm đạt các cân đối vĩ mô; nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới và triển vọng tăng trưởng của Việt Nam; diễn biến của các biến số vĩ mô trọng yếu như GDP, lạm phát, tỷ suất, lãi suất, tác động chính sách tiền tệ, tài khóa; kênh đầu tư có tiềm năng tăng trưởng và triển vọng thị trường chứng khóa.

Tại đây, các đại biểu cũng tập trung phân tích, cung cấp cái nhìn toàn cảnh về kinh tế vĩ mô Việt Nam, đặc biệt là thị trường tài chính, tiền tệ, những thách thức và cơ hội, các triển vọng trong tương lai.

Từ đó đưa ra giải pháp nhằm phát triển các thị trường này, hỗ trợ hệ thống tài chính - ngân hàng, các công ty chứng khoán, cộng đồng doanh nghiệp nói chung… vượt thách thức, đón bắt cơ hội, góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng tốc, phát triển.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Chính phủ hoàn thiện thể chế và xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn; tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Cùng chuyên mục
Nhiều thách thức với thị trường tài chính, tiền tệ