Nhiều ưu đãi về tín dụng cho người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài

(BKTO)- Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 27/2019/QĐ-TTg ngày 9/9/2019 về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020.



                
   

Người huyện nghèo đi xuất khẩu lao động được vay 100% vốn ưu đãi- Ảnh: dangcongsan.vn

   

Cụ thể, điều kiện cho vay gồm:Người lao động có hộ khẩu thường trú từ 12 tháng trở lên tại các huyện nghèo, có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc và đã ký hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp theo quy định của pháp luật.

Mức vốn vay tối đa bằng 100% chi phí người lao động đóng theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã ký với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp theo quy định pháp luật. Người lao động được vay vốn theo quy định nêu trên mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay.

Về lãi suất cho vay, người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được vay với lãi suất bằng 50% vay vốn đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định; người lao động khác tại huyện nghèo được vay bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định; lãi suất nợ quá hạn bằng 130% so với lãi suất vay vốn quy định nêu trên.

Thời hạn cho vay không quá thời gian làm việc ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp theo quy định pháp luật.

Ngân hàng Chính sách xã hội thỏa thuận với người lao động về việc trả gốc nhưng tối đa không quá 12 tháng/lần. Trường hợp đến hạn, người lao động không trả được nợ thì Ngân hàng Chính sách xã hội theo dõi vào kỳ tiếp theo.

Lãi tiền vay được thu theo kỳ hạn đã thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng hoặc Sổ vay vốn. Trường hợp, người lao động có nhu cầu trả lãi theo tháng thì Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện thu theo đề nghị của người lao động.

Ngân hàng Chính sách xã hội xử lý nợ rủi ro vốn vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định pháp luật.

Quyết định cũng quy định cụ thể việc lập hồ sơ, thẩm định, phê duyệt vốn vay. Theo đó, người lao động lập hồ sơ vay vốn gửi trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đến Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện, nơi người lao động có hộ khẩu thường trú.

Hồ sơ vay vốn bao gồm: 1 bản chính Giấy đề nghị vay vốn (theo Mẫu số 1 hoặc Mẫu số 2 kèm theo Quyết định này), có xác nhận của UBND cấp xã về đối tượng được hưởng chính sách tín dụng theo quy định tại Quyết định này.

1 bản sao công chứng hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp theo quy định pháp luật.

1 bản sao công chứng hộ chiếu của người lao động còn đủ thời hạn để thực hiện hợp đồng đã ký với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp theo quy định pháp luật.

Trong thời 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện thẩm định và phê duyệt. Trường hợp không phê duyệt, phải có văn bản gửi người lao động nêu rõ lý do.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25/10/2019 và được thực hiện giải ngân đến hết ngày 31/12/2020. Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/10/2019.

Người lao động đã vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg trước ngày 25/10/2019, đang trong thời hạn vay thì tiếp tục thực hiện theo hợp đồng vay vốn đã ký kết.

Trường hợp người lao động đã ký kết hợp đồng lao động đi làm việc ở nước ngoài trước ngày 25/10/2019 nhưng chưa vay vốn, được thực hiện cho vay theo quy định tại Quyết định này.

ĐÔNG SƠN
Cùng chuyên mục
  • "Tìm đường" cho thuốc Việt vào bệnh viện
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dược trong nước đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng, tuy nhiên con đường để thuốc Việt vào được các bệnh viện vẫn còn nhiều gian nan. Theo các chuyên gia, để thuốc sản xuất trong nước có “chỗ đứng”, cần nhiều giải pháp hơn nữa, không chỉ từ phía doanh nghiệp, mà từ cả cách quản lý và ý thức tiêu dùng của người dân.
  • Tăng cường phòng, chống lạm dụng, trục lợi Quỹ Bảo hiểm y tế
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày 9/9/2019, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-BYT về việc tăng cường phòng, chống hành vi lạm dụng, trục lợi Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT)
  • Năm học mới vẫn đeo đẳng nỗi lo trường, lớp học tạm
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Ngày 05/9 năm nay, các trường đồng loạt khai giảng, chính thức bước vào năm học mới 2019-2020. Tuy nhiên, tình trạng phòng học tạm, thiếu phòng học tiếp tục là rào cản lớn cho công tác dạy và học trong năm học mới, cũng như ảnh hưởng đến việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021.
  • Doanh nghiệp xã hội-  mô hình tạo ra giá trị toàn diện
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - DN xã hội là một mô hình rất nhân văn khi định hướng thành lập xuất phát từ các vấn đề xã hội, đưa ra những giải pháp để giải quyết các vấn đề, rồi mới hướng tới thiết kế sản phẩm, kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Việc tạo ra lợi nhuận lại được tái đầu tư để tiếp tục giải quyết các vấn đề xã hội.
  • Nhiều hạn chế, bất cập trong quản lý đầu tư  xây dựng của ngành văn hóa
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nhiều dự án của ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) cho dù đã được chú trọng đầu tư nhưng lại liên tục trễ tiến độ do những sai sót trong công tác quản lý đầu tư xây dựng.
Nhiều ưu đãi về tín dụng cho người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài