Những cuộc “đánh đổi” lạ lùng!

(BKTO) - Đánhđổi giữa phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học, gìn giữ các nguồn tàinguyên vẫn là đề tài nói dài, nói mãi nhưng không thể không nói.




10.000 ha rừng bị tàn phá vì các hoạt động mất kiểm soát khi xây dựng Thủy điện Trị An, Đồng Nai. Ảnh: TK

Có lẽ ai cũng biết hậu quả nhãn tiền và hệ lụy khủng khiếp cho tương lai khi rừng bị mất. Lâm tặc phá rừng đã là vấn đề nhức nhối, rừng chảy máu ngày đêm trong khi lực lượng kiểm lâm mỏng và thiếu trang thiết bị. Lâm tặc vào rừng cũng chỉ chặt trộm được vài cây, vậy mà chỉ cần một chữ ký duyệt dự án thì hàng ngàn cây và thú rừng phải đổ xuống. Mỗi một công trình thủy điện mọc lên, có biết bao nhiêu cánh rừng đầu nguồn, rừng quốc gia bị san bằng? Hơn chục năm qua đã có hàng ngàn ha rừng đặc dụng bị phá để xây dựng thủy điện nhưng diện tích rừng trồng bù đến nay vô cùng nhỏ nhoi.

Thủy điện Trị An (Đồng Nai) đã được xây dựng cách đây 30 năm nhưng câu chuyện đánh đổi rừng vẫn còn là bài học đắt giá. Thủy điện chiếm diện tích hơn 2.000 ha rừng nhưng trên thực tế hơn 10.000 ha rừng đặc dụng đã bị tàn phá vì các hoạt động “ăn theo” mất kiểm soát. Ngày 30/3 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phải ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu tạm dừng thi công dự án thủy điện Đăk Re (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi).

Dự án có tổng số vốn 2.300 tỷ đồng này dù chưa được UBND tỉnh Quảng Ngãi đồng ý cho phép chuyển đổi các diện tích rừng phòng hộ, rừng tự nhiên để xây dựng các hạng mục phụ trợ nhưng vẫn ngang nhiên đưa máy móc vào san ủi, khiến một diện tích rừng phòng hộ tan hoang. Hay gần đây, việc tỉnh Đắk Lắk cho phép Công ty CP Đầu tư xây dựng và ứng dụng công nghệ mới - TECCO khảo sát, lập dự án nhà máy thủy điện Đrăng Phốk với công suất 28MW thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia (VQG) Yok Đôn. Dự kiến, diện tích rừng đặc dụng phải chuyển đổi làm dự án này khoảng 63 ha. Dự án này đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận cũng như giới khoa học. Các chuyên gia cho rằng đây là việc làm trái luật và sẽ phải trả giá đắt.…

Không thể phủ nhận những lợi ích mà thủy điện đem lại. Thông thường các công trình thuỷ điện có vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng kéo dài, song hiệu quả cao và tuổi thọ đến 100 năm hoặc hơn. Về lâu dài mà nói thì không có công nghệ năng lượng nào rẻ bằng thuỷ điện và đặc biệt là cung cấp nguồn năng lượng tái tạo và tương đối sạch. Nhưng bên cạnh những lợi ích đó chúng ta phải đánh đổi nhiều thứ.

Theo các chuyên gia, để tạo 1MW công suất thủy điện, phải mất đi từ 10 - 30 ha rừng, và để có 1.000 ha hồ chứa nước cũng cần san phẳng, giải phóng từ 1.000 - 2.000 ha đất ở phía thượng nguồn. Những năm gần đây, mối quan ngại về những tác động tiêu cực hiện hữu cũng như tiềm ẩn về xã hội và môi trường của các đập thủy điện đã được nhiều nhà khoa học cũng như các nhà chức trách ở một số quốc gia lên tiếng và hành động. Hiện nay, một số nước đã chấm dứt việc xây đập làm thủy điện, thậm chí có nơi còn chấp nhận tốn tiền để phá bỏ như trường hợp của Mỹ, Nhật.

Chúng ta không phản đối việc phát triển nguồn năng lượng thủy điện của Việt Nam khi mà trong giai đoạn hiện nay nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất ở nước ta còn chưa được đáp ứng đủ, mà nguồn năng lượng sạch thay thế còn chưa sẵn sàng. Tuy nhiên, mỗi lần duyệt một dự án thủy điện, thiết nghĩ các nhà quản lý phải có sự đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện cái “được” cái mất”. Đừng để những cuộc “đánh đổi” diễn ra tràn lan như sự phung phí đối với chính sự sống của mình.

LONG HOÀNG
Cùng chuyên mục
  • Nhân ngày Sách Việt Nam 2016: Chạnh lòng nghĩ về sách nội
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Thiếu về số lượng,chất lượng còn nhiều điều đáng bàn, đó là lý do đưa đến thực trạng sách Việttrong nước và tại nước ngoài luôn yếu thế so với sách ngoại. Để có thêm cáinhìn về vấn đề này, Báo Kiểm toán đã có cuộc trao đổi với GS. Chu Hảo - nguyênThứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức nhân Ngày SáchViệt Nam(21/4) năm nay.
  • Tăng phí đường bộ tại các trạm BOT:  Cần cân nhắc sức chịu đựng  của người dân và DN
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Chủ trương huy động nguồn vốn theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) của ngành Giao thông là tư duy đột phá để gỡ nút thắt về vốn. Tuy nhiên, vì lợi nhuận hoàn vốn của các nhà đầu tư đã dẫn đến mức thu phí qua trạm BOT hiện rất cao, vượt quá sức chịu đựng của người dân và DN.
  • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương: Giá trị đi vào cuộc sống
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - “Các Vua Hùng đãcó công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời căn dặn củaBác với cán bộ Đại đoàn Quân Tiên Phong tại cửa Đền Giếng cách đây 62 năm trongKhu di tích Đền Hùng (Phú Thọ) đã in dấu trong trái tim bao thế hệ người dân ViệtNam. Tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng, hằng năm, cứ đến dịp mùng mười 10/3 Âmlịch, từng dòng người từ khắp mọi miền Tổ quốc lại nô nức tìm về đất Tổ, để đượcchiêm bái và tỏ lòng thành kính trước các bậc thánh nhân.
  • Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Nguy cơ tiếp tục vỡ tiến độ
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Sau nhiều lần lỗi hẹn, Dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT)Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông đã được “chốt” lại tiến độ cuối năm 2016 sẽ chínhthức được đưa vào khai thác thương mại. Thế nhưng, đến nay nhiều hạng mục vẫnchưa được hoàn thành từ phần thô, công tác mua sắm thiết bị của dự án cũng đangtriển khai rất chậm.
  • Trả giáo dục về đúng giá trị!
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - “Tăng lương không phải là đòi hỏi quá đáng của giáoviên mà chính là sự trân trọng của xã hội đối với giáo dục. Chỉ khi nào cácthầy cô không còn vật lộn với cơm áo gạo tiền cho mình và cho gia đình thì lúcấy, giáo dục mới trả về đúng giá trị thực tế của nó” - đó là một trong nhữngmong mỏi của đội ngũ nhà giáo gửi tới tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (BộGD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ. Những dòng tâm thư này xuất hiện trên fanpage “Chúngtôi là giáo viên” mới đây và ngay lập tức thu hút sự quan tâm của bạn đọc.
Những cuộc “đánh đổi” lạ lùng!