PCI - “Nhịp trống thôi thúc công cuộc cải cách”

(BKTO) - Đó là thông điệp lớn nhất mà TS. Vũ Tiến Lộc - Chủtịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gửi tới lãnh đạo 63 tỉnh,thành phố trên cả nước tại Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI2015 với kỳ vọng các địa phương sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa trong công cuộc cảicách môi trường kinh doanh.



Qua khảo sát, có tới 65% DN nhỏ và siêu nhỏ cho biết hiện tượng chi trả chi phí không chính thức là thường xuyên.Ảnh: TS
Bản nhạc vui…

Năm 2015 là năm thứ 3 liên tiếp Đà Nẵng trụ vững tại ngôi đầu bảng với số điểm 68,34 khi đa số các chỉ tiêu đo lường chi phí thời gian và hiệu quả thực hiện thủ tục hành chính đều được cải thiện. Đây cũng là lần thứ 6 thành phố này dẫn đầu cả nước kể từ khi chỉ số PCI được công bố 11 năm qua. Kết quả điều tra còn ghi nhận sự có mặt của Đồng Tháp, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lào Cai, TP.HCM, Thái Nguyên, Quảng Nam, Long An và Thanh Hóa trong nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước có chất lượng điều hành rất tốt với nhiều sáng kiến trong cải cách hành chính như tinh gọn bộ máy, công khai, minh bạch trong đánh giá và lựa chọn cán bộ. Trong nhóm này có Quảng Nam là gương mặt mới trong Top 10, sau 6 lần từng xuất hiện trong Top 15.

Khảo sát PCI 2015 đã ghi nhận những cải thiện tích cực ở các lĩnh vực: Gia nhập thị trường; Tính minh bạch, Dịch vụ hỗ trợ DN; Chi phí thời gian. Cụ thể, thời gian chờ đăng ký và cấp giấy đăng ký DN đã được rút ngắn ở mức kỷ lục, chỉ còn 8 ngày thay vì 10 - 12 ngày như trước; thời gian chuẩn bị và hoàn tất sửa đổi nội dung đăng ký DN cũng giảm mạnh từ 7 ngày xuống 5 ngày. Tỷ lệ DN truy cập vào cổng thông tin điện tử các tỉnh, thành phố tăng mạnh từ 64% (2014) lên 72%; 43% DN đánh giá cao vai trò của các Hiệp hội DN địa phương trong xây dựng và phản biện chính sách. DN cũng ghi nhận những cải thiện đáng kể trong thực hiện thủ tục hành chính, giấy tờ đơn giản hơn, không phải đi lại nhiều lần, cán bộ nhà nước thân thiện, nhiệt tình hơn…

Kết quả điều tra PCI 2015 với ý kiến phản hồi của hơn 8.300 DN cho thấy dấu hiệu khởi sắc về triển vọng kinh doanh. Tỷ lệ DN trong nước tăng quy mô đầu tư vốn tiếp tục tăng nhẹ 10,9%. Lần đầu tiên trong vòng 10 năm, quy mô vốn trung bình của DN đã tăng đến mức cao nhất 16,5 tỷ đồng/DN, gấp đôi so với quy mô của năm 2006. Tỷ lệ DN tuyển dụng thêm lao động cũng tăng gần gấp đôi so với mức đáy của năm 2012. Đặc biệt, gần một nửa (49%) DN dự kiến sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong vòng 2 năm tới.

… điểm những nốt trầm

Một vài xu hướng đáng lo ngại đã nổi lên trong điều tra PCI 2015 khi các nỗ lực cắt giảm chi phí không chính thức cũng như tạo ra sân chơi bình đẳng cho khu vực kinh tế tư nhân chưa phát huy hiệu quả. Tỷ lệ DN cho biết phải trả chi phí không chính thức này vẫn tăng qua các năm, từ 50% năm 2013 lên tới 64,5% năm 2014 và 66% năm 2015. Hơn 11% DN tham gia điều tra cho biết các khoản chi phí không chính thức đã chiếm tới hơn 10% tổng doanh thu của DN, tăng nhẹ so với năm 2014. Điều đáng buồn nữa là vẫn có tới 65% DN cho biết tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN là phổ biến.

Liên quan đến vấn đề cạnh tranh bình đẳng, 39% DN vẫn cho biết “tỉnh ưu ái cho các tổng công ty, tập đoàn của nhà nước gây khó khăn cho DN”, tỷ lệ này tăng 4% so với năm 2014. Đồng thời, gần 49% DN cho rằng “tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài hơn là phát triển khu vực tư nhân trong nước”, tăng 6% so với năm 2014.

Có lẽ, khu vực bi quan nhất trong điều tra PCI 2015 chính là các DN nhỏ và vừa khi họ đánh giá về chất lượng điều hành kinh tế của các địa phương tiêu cực hơn các DN lớn. Khoảng 75% DN nhỏ và vừa cho biết họ phải cậy nhờ đến các mối quan hệ để tiếp cận thông tin. Bên cạnh đó, 54% DN siêu nhỏ và nhỏ cho biết “thỏa thuận về các khoản thuế phải nộp với cán bộ thuế là công việc quan trọng trong kinh doanh” và cũng có tới 65% DN nhỏ và siêu nhỏ cho biết hiện tượng chi trả chi phí không chính thức là thường xuyên. Đây là những “nốt nhạc buồn” mà các địa phương cần phải nỗ lực “thúc trống” nhiều hơn nữa mới hy vọng có thể cải thiện được.

TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI: “Hiếm có công trình nghiên cứu nào thúc đẩy cải cách mạnh mẽ như chỉ số PCI. Một chỉ báo quan trọng là khu vực DN tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tham gia, đóng góp ý kiến nhiều hơn vào báo cáo PCI. PCI trên thực tế đã trở thành niềm vui, nỗi buồn của các địa phương trước sự hài lòng hay không hài lòng của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Đáng chú ý, qua ý kiến đóng góp của các DN, kết quả không chỉ giúp cho những khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ, mà quan trọng hơn nữa là DN còn hiến kế với các cơ quan quản lý nhà nước. Tôi rất mong có một giai đoạn đột phá mới về môi trường đầu tư của các địa phương, bởi chi phí không chính thức vẫn còn phổ biến và môi trường đầu tư của các địa phương chưa bình đẳng. Để tạo ra đột phá, sự tiên phong năng động của các địa phương đóng vai trò quyết định”.

Ông Nguyễn Văn Thời - Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thái Nguyên: “Bước tăng thứ hạng ngoạn mục của tỉnh Thái Nguyên trong Báo cáo PCI 2015 là minh chứng rõ ràng nhất thể hiện sự đồng hành cùng DN trong cải thiện môi trường kinh doanh. Nhờ cải cách, Thái Nguyên đã thu hút được những dự án đầu tư lớn (tiêu biểu như dự án của Samsung), tình hình kinh doanh của nhiều DN được cải thiện tốt, tỷ lệ DN phải ngừng hoạt động thấp. Về phía Hiệp hội DN tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi thường xuyên tập hợp những khó khăn, vướng mắc của các DN và kịp thời phản ánh tới lãnh đạo tỉnh. Lãnh đạo tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp, từng ngành giải quyết, tháo gỡ. Khi DN phản ánh, lãnh đạo tỉnh tiếp nhận và xác minh, nếu đúng là ra quyết định xử lý ngay. Vì thế, kết quả tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 7/63 phản ánh rất chính xác tình hình cải thiện môi trường kinh doanh của địa phương”.
HỒNG THOAN
Cùng chuyên mục
  • Hướng tới tín dụng nông nghiệp bền vững tại Việt Nam
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tín dụng nông nghiệp được xem như chìa khóa đểphát triển nông nghiệp và khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những năm qua nguồn tín dụng được đưa vào nôngnghiệp rất ít và người nông dân rất khó tiếp cận. Tìm giải pháp cho vấn đề này,vừa qua, Cơ quan Hợp tác Quốc tếNhật Bản (JICA) phối hợp cùng Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Hộinghị “Hướng tới tín dụng nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - từnghiên cứu cho tỉnh Lâm Đồng”.
  • Dịch vụ dầu khí nâng cao sức cạnh tranh
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Sau những nỗ lực tái cấutrúc mạnh mẽ trong giai đoạn 2011-2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tự tinphát triển dịch vụ dầu khí - 1 trong 5 lĩnh vực cốt lõi của Tập đoàn. Đến nay,hầu hết các đơn vị của Tập đoàn đều có đủ năng lực và có khả năng cạnh tranh tốthơn để thực hiện các yêu cầu dịch vụ dầu khí ở thị trường trong nước và quốc tế.
  • Rào cản và cơ hội của doanh nghiệp trong hội nhập
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trong bối cảnh hội nhập, DN Việt Nam ngày càng có nhiều điều kiện trựctiếp giao thương và tiếp nhận đầu tư một cách rộng mở với các nước có nền côngnghiệp và kinh tế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, để nắm bắt được những cơ hộităng trưởng, DN cần nhìn nhận và xác định rõ vị trí hiện tại của mình, những cơhội và thách thức để từ đó xác định được hướng đi đúng đắn nhất.
  • Cần có lộ trình siết tín dụng bất động sản
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Dựthảo sửa đổi Thông tư 36/2014/NHNH (Thông tư 36) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)đang gây nhiều tranh cãi với việc siết chặt tín dụng vào bất động sản (BĐS).Nhiều ý kiến lo ngại động thái này sẽ tác động tiêu cực và kìm hãm sự hồi phụccủa thị trường BĐS.
  • Điện lực Dầu khí đóng góp lớn cho NSNN
    8 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Nhìn xuyên suốt cảgiai đoạn 5 năm (2011-2015), ông Hồ Công Kỳ - Chủ tịch HĐTV của Tổng công ty Điệnlực Dầu khí (PV Power) cho biết, từ việc quản lý và vận hành 8 nhà máy điện, PVPower đạt tổng doanh thu 116.374 tỷ đồng, tổng lợi nhuận đạt 6.963 tỷ đồng,đóng góp cho NSNN 5.659 tỷ đồng.
PCI - “Nhịp trống thôi thúc công cuộc cải cách”