Phát hành 22.090 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ nhận nợ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

(BKTO) - Đó là một trong những nội dung đáng chú ý trong Nghị quyết Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV đã được Quốc hội nhất trí thông qua tại phiên họp sáng nay (15/6).



Theo đó, Quốc hội nhất trí phát hành 22.090 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong 3 năm 2018, 2019 và 2020 để nhận nợ với Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đối với khoản đóng BHXH cho người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01/01/1995. Trong đó, năm 2018 là 6.000 tỷ đồng, năm 2019 là 7.000 tỷ đồng và năm 2020 là 9.090 tỷ đồng.

Mức phát hành trái phiếu chính phủ nhận nợ hằng năm phải nằm trong tổng mức vay của NSNN đã được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 25/2016/QH14 về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết của Quốc hội về dự toán NSNN hằng năm, bảo đảm nợ công trong giới hạn cho phép.


Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV - Ảnh: quochoi.vn

Cũng theo Nghị quyết của Quốc hội, tiền lãi đối với khoản nhận nợ 22.090 tỷ đồng trong thời gian chưa phát hành trái phiếu chính phủ được tính từ ngày 01/01/2016 và theo lãi suất trái phiếu chính phủ có cùng kỳ hạn phát hành trong tháng 12/2015. Tiền lãi này được thanh toán hằng năm hoặc cộng dồn đến cuối kỳ và phát hành trái phiếu chính phủ để bổ sung nhận nợ với BHXH Việt Nam.

“Chính phủ xác định phương án trả lãi, báo cáo Quốc hội quyết định khi trình dự toán NSNN hằng năm, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng và bảo toàn, phát triển Quỹ BHXH theo quy định của pháp luật”- Nghị quyết nêu rõ.

Liên quan đến chính sách lương hưu đối với lao động nữ, Nghị quyết giao Chính phủ ban hành quy định thực hiện chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2021 bị tác động bất lợi hơn so với lao động nam do thay đổi cách tính lương hưu. Nguồn kinh phí thực hiện do Quỹ BHXH bảo đảm.

         
Tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 5, Quốc hội cũng đã nhất trí về tỷ lệ phân chia nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước giai đoạn 2017-2020.
   
   Cụ thể, đối với trường hợp Giấy phép khai thác tài nguyên nước do cơ quan trung ương cấp, thực hiện phân chia 70% số thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho ngân sách trung ương, 30% cho ngân sách địa phương.
   
   Đối với trường hợp Giấy phép khai thác tài nguyên nước do UBND cấp tỉnh cấp, thực hiện để lại 100% số thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho ngân sách địa phương.

Đ. KHOA

Cùng chuyên mục
  • Năm 2018, kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,8%
    6 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng kinh tế Việt Nam (GDP) dự kiến đạt 6,8% trong năm nay (so với 6,5% từ lần dự báo trước đó) trước khi ổn định lại ở mức 6,6% vào năm 2019 và 6,5% vào năm 2020.
  • EVN nỗ lực đáp ứng nhu cầu điện thời gian cao điểm
    6 năm trước Đầu tư
    Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa cho biết, tháng 6/2018, sản lượng bình quân toàn hệ thống của EVN dự kiến ở mức 646,3 triệu kWh/ngày, công suất phụ tải lớn nhất dự kiến lên tới 33.990 MW.
  • EuroCham công bố Sách Trắng 2018 tại Đà Nẵng
    6 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    Ngày 14/6, Hiệp hội các DN Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã công bố Sách Trắng 2018 tại Đà Nẵng và tổ chức cuộc đối thoại giữa các DN châu Âu với Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cùng lãnh đạo các ban, ngành địa phương.
  • Thêm điểm tựa công lý cho cộng đồng doanh nghiệp
    6 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Việt Nam đang được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định trong khu vực và thế giới. Với những cam kết và hành động mạnh mẽ, Chính phủ Việt Nam đang thực hiện cải cách theo hướng kiến tạo nhằm xây dựng một môi trường đầu tư kinh doanh với nhiều điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, DN, đồng thời, giúp DN làm ăn lâu dài, bền vững tại Việt Nam, trong đó có việc hoàn thiện khung pháp lý cho các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại.
  • Chí́nh sách tài chính đón đầu công nghệ 4.0
    6 năm trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) được các chuyên gia nhận định sẽ gây ra không ít thách thức đối với ngành tài chính trong việc xây dựng hệ thống thể chế, chính sách. Theo đó, cuộc cách mạng này đòi hỏi chính sách tài chính phải có tầm nhìn trung và dài hạn để tránh lạc hậu.
Phát hành 22.090 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ nhận nợ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam