Đây là nhấn mạnh của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong bài viết về vấn đề phát triển kinh tế tập thể, HTX.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúcthăm HTX Mỹ Tịnh An, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: VPCTN |
Trong bài viết, Chủ tịch nước cho biết, ở nước ta, kinh tế tập thể, HTX đã hình thành và phát triển gần 70 năm, đóng góp quan trọng vềsức người, sức của cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đặc biệt, trong gần20 năm (2002-2021) thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Cụ thể, kinh tế tập thể, HTX có bước phát triển cả số lượng và chất lượng, khắc phục tình trạng yếu kém kéo dài. Theo đó, đến cuối năm 2021, cả nước có 26.823 HTX, 120.319 tổ hợp tác và 106 liên hiệp HTX; thu hút 33% tổng số hộ gia đình ở địa bàn nông thôn tham gia; gần 60% HTX hoạt động có hiệu quả.
Bên cạnh đó, bộ phận lớn HTX cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra cho thành viên, góp phầngiảm chi phí sản xuất và ổn định hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho thành viên. Đồng thời,kinh tế tập thể, HTX đã đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững, kiềm chế lạm phát, tăng kim ngạch xuất khẩu, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp; đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm...
Mặc dù vậy, theo Chủ tịch nước, sự phát triển của kinh tế tập thể, HTX ở nước ta vẫn chưa đáp ứng đượcyêu cầu đặt ra và có những tồn tại, hạn chế cần được quan tâm, giải quyết. Cụ thể như, tỷ lệ lớn hộ cá thể ở địa bàn nông thôn chưa tham gia HTX, tổ hợp tác; một bộ phận lớn HTX có quy mô nhỏ, vốn ít, năng lực quản trị hạn chế, liên kết thành viên còn thấp, chưa có uy tín và thương hiệu trên thị trường; một số HTX đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế…
Trên cơ sở đó, nêu định hướng phát triển kinh tế tập thể, HTX trong giaiđoạn2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045, Chủ tịch nước cho rằng, phát triển kinh tế tập thể, HTX phải phù hợp với đường lối, chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, khắc phục các “điểm nghẽn” đang kìm hãm sự phát triển trong bối cảnh và điều kiện mới.
Trong đó, về mục tiêu, kinh tế tập thể, HTX phải phát triển nhanh, bền vững, là phương thức tổ chức sản xuất, kinh doanh quan trọng, đóng vai trò nền tảng trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác, để mang lại lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội ngày càng cao cho thành viên, thu hút hầu hết hộ cá thể ở địa bàn nông thôn tham gia kinh tế tập thể, HTX.
Để thực hiện mục tiêu trên, Chủ tịch nước cho rằng cần phải thực hiện đồng bộ và kịp thời nhiều giải pháp, trong đó cần tập trung vào một số giải pháp trọng tâm. Cụ thể, cần hoàn thiện thể chế, tập trung sửa đổi các quy định bất cập của Luật HTX, quy định cơ chế hoạt động của HTX là pháp nhân kinh tế tương tự như doanh nghiệp, đảm bảo dễ hiểu, dễ áp dụng.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần ban hành các chương trình thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, HTX bằng các chính sách cụ thể và bố trí nguồn lực thực hiện từ ngân sách nhà nước để dẫn dắt, huy động các nguồn lực khác để phát triển HTX.
Mặc khác, Nhà nước cần hỗ trợ đào tạo, huy động nhân lực chất lượng cao cho HTX; khuyến khích HTX ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu; gia tăng các chính sách hỗ trợ về thuế, tín dụng cho HTX…
Ngoài ra, cần thực hiện đổi mới, củng cố tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt độngcủa Liên minh HTX Việt Nam để phát huy có hiệu quả vai trò nòng cốt, trách nhiệm chính trong việcxây dựng, thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, HTX; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các tổ chức kinh tế trong quá trìnhhợp tác với các thành viên…/.