PVEP vươn mình khẳng định vai trò đơn vị chủ lực của ngành Dầu khí

(BKTO) - Với những nỗ lực phi thường, thành tựu nổi bật của Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đạt được sau 35 năm là tổng sản lượng khai thác quy dầu lên tới 93 triệu tấn quy dầu (toàn dự án đạt 326 triệu tấn quy dầu).

Trong đó, sản lượng khai thác dầu là 66 triệu tấn (toàn dự án đạt 208 triệu tấn), sản lượng khí bán 27 tỷ m3 (toàn dự án đạt 118 tỷ m3). Đặc biệt, trữ lượng thu hồi còn lại và thu hồi tiềm năng đạt 176 triệu tấn quy dầu.

1(2).jpg
Hoạt động khai thác dầu khí ngoài biển khơi. Ảnh: PVN

Nộp ngân sách nhà nước hàng trăm ngàn tỷ đồng

Dấu ấn đậm nét của PVEP cũng được thể hiện qua những con số: tổng doanh thu của PVEP trong 35 năm đạt 673 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước đạt 232 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 161 nghìn tỷ đồng.

Là đơn vị chủ lực, cốt lõi của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí, bởi vậy, có thể khẳng định quá trình hình thành và phát triển của PVEP gắn liền với lịch sử phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam - Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng đánh giá.

Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của PVEP, ông Trần Hồng Nam - Tổng Giám đốc của PVEP chia sẻ, sự kiện thành lập Công ty PetroVietnam II (PV-II) và PetroVietnam I (PV-I) năm 1988 đã mở ra giai đoạn hội nhập quốc tế của PVEP, đồng thời bắt đầu hình thành lĩnh vực quản lý, điều hành các dự án dầu khí để triển khai các hoạt động, dự án thăm dò, khai thác dầu khí ở trong nước và sau đó mở rộng đầu tư ra nước ngoài.

Năm 1994, PVEP tham gia cùng Nhà điều hành BHP và các nhà thầu khác thẩm lượng thành công và đưa vào khai thác dầu của mỏ Đại Hùng. Đây là sự kiện đánh dấu thành tựu vẻ vang đầu tiên mà PVEP đạt được, cũng như góp phần quan trọng trong việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào tìm kiếm, thăm dò dầu khí trên hầu hết các bể trầm tích ở Việt Nam.

Ngay sau đó, PVEP cùng nhiều nhà thầu tìm kiếm, thăm dò đã liên tiếp gặt hái thành công với việc phát hiện mỏ Rạng Đông Lô 15-2, khai thác mỏ Hồng Ngọc, mở rộng thăm dò và khai thác dầu khí trong móng tại mỏ Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Cá Ngừ Vàng, Diamond.

Bên cạnh đó, PVEP đã cùng Nhà thầu BP phát hiện ra các mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ, cùng Nhà thầu KNOC phát hiện ra mỏ Rồng Đôi, Rồng Đôi Tây (đưa vào khai thác sau năm 2000) góp phần đảm bảo nguồn nhiên liệu trong sản xuất điện, đạm, hóa chất.

Đặc biệt, cùng với thành công của Vietsovpetro trong việc tìm thấy dầu trong đá móng nứt nẻ, dầu đã được khai thác ở móng nứt nẻ tại các mỏ Rạng Đông và Hồng Ngọc, việc áp dụng kỹ thuật mới trong công tác thăm dò và thẩm lượng khai thác dầu ở tầng móng granite nứt nẻ đưa PVEP trở thành đơn vị có kinh nghiệm khai thác dầu trong tầng móng - ông Trần Hồng Nam nhấn mạnh.

Trong giai đoạn 1988-2001, PVEP đã tham gia với tư cách là một bên góp vốn vào Dự án PM3-CAA, thực hiện trên khu vực chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia. Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, chính trị, hợp tác khu vực và khẳng định chủ quyền của Việt Nam trong khu vực biên giới vùng biển với các nước láng giềng của Việt Nam.

Việc khai thác dầu khí ở Lô PM3-CAA không những đã đảm bảo sản lượng khai thác của ngành mà còn cung cấp lượng khí thiên nhiên lớn ổn định để hình thành Khu công nghiệp Khí - Điện - Đạm Cà Mau, giúp phát triển khu vực Tây Nam của đất nước.

Xứng đáng là đơn vị chủ lực của ngành Dầu khí

Việc triển khai công tác thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài trong giai đoạn này cũng đã bắt đầu được xúc tiến, bước đầu đã có kết quả như việc ký kết Thỏa thuận hợp tác 3 bên: Petronas Carigali - PIDC - Pertamina để tiến hành công tác thăm dò dầu khí ở dự án SK305 (Malaysia); dự án Lô PM304 (Malaysia); dự án thăm dò khai thác Lô 433a &416b tại Algeria...

Trong giai đoạn này, PVEP đã có phát hiện dầu khí tại cấu tạo Bir Serba - Lô 433a&416b (Algeria) năm 2005, khai thác dòng dầu đầu tiên từ nước ngoài từ mỏ Cendor, Lô PM304 (Malyasia) tháng 9/2006.

Ông Trần Hồng Nam cho biết, năm 2007, Tổng công ty PVEP thành lập trên cơ sở tổ chức lại và sát nhập 2 công ty PIDC và PVEP cũ, tập trung hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức nhằm đảm bảo triển khai tốt nhất các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư các dự án dầu khí trong nước và mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Kể từ đó đến nay, PVEP đã trải qua rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2014, đại dịch Covid-19 bùng phát khốc liệt từ năm 2020 và kéo dài đến đầu năm 2023, đặc biệt là những khó khăn về gia tăng trữ lượng và sự suy giảm sản lượng tự nhiên của các mỏ dầu khí...

2(4).jpg
Lễ kỷ niệm 35 năm ngày truyền thống của PVEP vừa diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: PTT

Với phương châm và mục tiêu tăng tốc phát triển bằng các biện pháp đột phá, đổi mới từ nội bộ, PVEP đã đưa ra các phương án cơ cấu danh mục đầu tư hợp lý, đẩy mạnh cải cách hành chính và các chính sách nhân sự phù hợp, tái cấu trúc bộ máy cũng như cơ chế lương thưởng theo hiệu quả lao động để động viên, khuyến khích lao động sáng tạo, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Ngoại trừ các dự án bị dừng giãn, công tác khoan thăm dò thẩm lượng chỉ chủ yếu tập trung vào các dự án mà PVEP được gánh vốn hoặc tham gia không điều hành. Tình hình tài chính của PVEP đã từng bước được cải thiện, cơ bản các chỉ số tài chính chuyển hướng tích cực qua các năm…

Thành quả mà PVEP đạt được là chính là nhờ công sức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, điều hành các cấp, cán bộ chuyên môn/chuyên gia ngày càng trưởng thành cả về chất và lượng, chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế và đủ khả năng đảm đương mọi vị trí then chốt, quan trọng trong hệ thống quản trị, vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý các dự án dầu khí thăm dò khai thác dầu khí.

PVEP cũng không ngừng tìm tòi các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ, tăng tính chuyên nghiệp trong công tác điều hành và chuyên môn hóa các bước trong hệ thống quy trình công việc.

Tổng công ty cũng đã và đang triển khai các hệ thống quản lý điều hành và quản trị hiệu quả, minh bạch, tiên tiến với sự hỗ trợ của các công cụ quản trị hiện đại đảm bảo sự sát sao, tính hiệu quả, giảm thiểu các sai sót trong quá trình điều hành.

PVEP đã linh hoạt thích ứng, ưu tiên quản trị biến động, thúc đẩy đầu tư theo mục tiêu, chiến lược dài hạn của từng dự án; điều hành khai thác với mục tiêu tiếp tục duy trì sản xuất ổn định, triển khai sớm và hiệu quả các giải pháp tăng sản lượng khai thác; quản trị chi phí; đẩy mạnh các công việc phát triển mỏ tại các dự án trọng điểm.

Những bước tiến quan trọng trong suốt 35 năm qua đã khẳng định PVEP là đơn vị chủ lực của ngành Dầu khí, cùng với toàn Ngành góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua khó khăn, vươn mình phát triển. PVEP thật xứng đáng với danh hiệu Anh hùng Lao động!

Cùng chuyên mục
  • Tăng khả năng tiếp cận tín dụng của hợp tác xã
    11 tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã (HTX) là thành phần kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh HTX ngày càng phục hồi, phát triển sau đại dịch Covid-19, việc tạo thuận lợi cho các HTX tiếp cận nguồn vốn vay sẽ góp phần quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX, theo đúng tinh thần Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
  • PV GAS: 11 năm liên tiếp lọt vào “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam”
    11 tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Ngày 05/06, Forbes Việt Nam đã công bố “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023”. Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) tiếp tục vinh dự có mặt trong danh sách này. Kể từ khi Forbes thực hiện vinh danh doanh nghiệp tại Việt Nam, PV GAS đã không bỏ lỡ bảng xếp hạng này một lần nào, xứng đáng là đơn vị chủ đạo trong hoạt động xử lý, phân phối và kinh doanh khí mỏ tại Việt Nam.
  • 5 tháng, PVEP nộp ngân sách nhà nước 2.375 tỷ đồng
    11 tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), tổng sản lượng khai thác dầu khí trong tháng 5/2023 của PVEP đạt 0,32 triệu tấn quy dầu (toàn dự án là 0,63 triệu tấn quy dầu), đạt 118% kế hoạch Tập đoàn giao.
  • 5 tháng, chưa có doanh nghiệp nào cổ phần hóa
    11 tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) – Bộ Tài chính cho biết, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN) hầu như không có tiến triển trong những tháng đầu năm 2023.
  • Việt Nam và Canada tăng cường hợp tác thúc đẩy thương mại nông sản
    11 tháng trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Tại buổi tiếp Thứ trưởng Bộ các vấn đề Toàn cầu của Canada, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) Phùng Đức Tiến đề nghị hai bên cần tăng cường hợp tác thúc đẩy thương mại nông sản và phát triển nông nghiệp thông minh gắn với chống biến đổi khí hậu.
PVEP vươn mình khẳng định vai trò đơn vị chủ lực của ngành Dầu khí