Rà soát 2 Thông tư của Ngân hàng Nhà nước

(BKTO) - Ngày 17/8, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp rà soát Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023 (Thông tư 06) và Thông tư số 03/2023/TT-NHNN ngày 17/4/2023 (Thông tư 03) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN).

1.jpg
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Chính phủ

Cần quy định cụ thể, tránh gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp bất động sản

Tại cuộc họp, sau khi nghe báo cáo của NHNN về các nội dung liên quan đến Thông tư 06, Thông tư 03, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp bất động sản cùng các Bộ, ngành, NHNN đã trao đổi về một số nội dung liên quan đến quy định tại khoản 2 (sửa đổi, bổ sung Điều 8, Thông tư 39), Điều 1, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, đại diện Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam khẳng định, Thông tư 06 "không siết điều kiện vay vốn"; bày tỏ đồng tình với NHNN cần triển khai các biện pháp để bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, tránh tình trạng sở hữu chéo, cho vay đối với doanh nghiệp nội bộ, doanh nghiệp sân sau.

Tuy nhiên, các ý kiến cũng cho rằng, khoản 8, Điều 8, Thông tư 39/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi Thông tư 06 cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn để tránh gây ảnh hưởng tới các hoạt động bình thường của doanh nghiệp bất động sản trong đầu tư, mua bán, sáp nhập, góp vốn, tái cơ cấu...

Các ý kiến cũng trao đổi về các cụm từ: "dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh" (khoản 9); "bù đắp tài chính" (khoản 10); đề nghị NHNN xem xét kéo dài thời gian "dưới 12 tháng" (quy định tại khoản 10) lên thành 24 hoặc 36 tháng cho phù hợp với hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện tại…

Tại cuộc họp, đại diện NHNN Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp… đã trao đổi cụ thể với các hiệp hội, doanh nghiệp về các nội dung nêu trên; cho rằng đây là cơ hội để NHNN cũng như các Bộ ngành lắng nghe ý kiến từ thị trường, doanh nghiệp, đánh giá kỹ các tác động để "tìm ra những điểm cân bằng" và có những biện pháp phù hợp vừa hỗ trợ doanh nghiệp vừa bảo đảm an toàn hệ thống tín dụng.

2.jpg
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Chính phủ

Làm rõ bản chất vấn đề để có giải pháp điều chỉnh phù hợp

Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao đại diện các Bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội đã rất cầu thị, trao đổi thẳng thắn để làm rõ bản chất vấn đề cần xử lý.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước đang gặp khó khăn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm, luôn lắng nghe phản ánh từ thực tế để kịp thời có những chỉ đạo nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp ổn định và phát triển bền vững, trong đó có doanh nghiệp bất động sản. Đây là chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, NHNN có 2 chức năng rất quan trọng. Một là điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế. Hai là đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Đây là việc rất khó, đòi hỏi phải có sự kết hợp các giải pháp hài hòa, linh hoạt, hiệu quả.

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN Việt Nam cũng như các Bộ, ngành đã triển khai nhiều biện pháp hiệu quả cả về hành chính lẫn xây dựng chính sách, pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, trong đó có việc ban hành Thông tư 06 và Thông tư 03.

Sau khi ban hành 2 thông tư trên, nhiều nội dung được đánh giá cao. Tuy nhiên, cũng còn những nội dung các doanh nghiệp, hiệp hội có ý kiến.

Phó Thủ tướng đề nghị NHNN Việt Nam căn cứ quy định của pháp luật, chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao cũng như tình hình thực tế, nghiên cứu kỹ lưỡng những kiến nghị, đề xuất xác đáng của doanh nghiệp, làm rõ bản chất vấn đề để có giải pháp điều chỉnh phù hợp, đúng pháp luật, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản trong điều kiện hiện nay.

Phó Thủ tướng cũng nêu quan điểm đối với những nội dung cụ thể đại diện doanh nghiệp, hiệp hội, các Bộ, ngành và NHNN trao đổi tại cuộc họp./.

Cùng chuyên mục
  • Tín dụng chính sách hỗ trợ hơn 6,5 triệu hộ vượt ngưỡng nghèo
    8 tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Hơn 20 năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ hơn 6,5 triệu hộ vượt ngưỡng nghèo; giải quyết việc làm cho hơn 6,2 triệu lao động; hỗ trợ gần 3,9 triệu học sinh, sinh viên được vay vốn đi học; xây dựng hơn 729 nghìn căn nhà cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác…
  • Dòng vốn chảy chậm, nghịch lý “người dư thừa, kẻ túng thiếu”
    9 tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (TBTCO) - Tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp và vòng quay tiền tệ trong nền kinh tế đang chậm lại cho thấy nguồn tiền cung ứng cho nền kinh tế rất thấp. Trong khi đó, thanh khoản của các ngân hàng lại vẫn dồi dào và đây là một nghịch lý đến từ sự phân hóa của 2 nhóm đối tượng. Một nhóm doanh nghiệp cần vốn kinh doanh nhưng khó tiếp cận do thiếu nhiều điều kiện cơ bản, trong khi đó, một nhóm dân chúng không nhìn thấy rõ các cơ hội đầu tư nên vẫn để tiền nằm yên bất động.
  • Nâng cao hiệu quả kiểm soát, kiểm toán nội bộ hoạt động ngân hàng
    9 tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ góp phần quản trị hoạt động của các ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống. Tuy nhiên, tại một số tổ chức tín dụng (TCTD), hoạt động của Ban kiểm soát còn chưa thực sự chủ động, hiệu quả.
  • Để lãi suất cho vay tiếp đà giảm
    9 tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều ngân hàng đã nhanh chóng giảm lãi suất huy động và đưa ra các chương trình cho vay ưu đãi nhằm kích thích nhu cầu tín dụng, hướng tới hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất - kinh doanh.
  • Giai đoạn cuối năm, những yếu tố nào chi phối tỷ giá?
    9 tháng trước Ngân hàng - Tín dụng
    (BKTO) - Tỷ giá nửa đầu năm đã có diễn biến khá êm đềm nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào. Tuy nhiên, thị trường ngoại hối giai đoạn cuối năm khả năng có những diễn biến mới khi nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp có thể tăng vào cuối năm, cùng một số yếu tố vĩ mô khác chi phối thị trường.
Rà soát 2 Thông tư của Ngân hàng Nhà nước