Rà soát, hoàn thiện Tài liệu bồi dưỡng ngạch Kiểm toán viên

(BKTO) - Chiều 26/8, cuộc họp rà soát, bổ sung, hoàn thiện Tài liệu bồi dưỡng ngạch Kiểm toán viên đã diễn ra dưới sự chủ trì của bà Lăng Trịnh Mai Hương - Phó Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, Trưởng Ban Rà soát. Cùng dự có các thành viên trong Ban Rà soát.



                
   

Ban Rà soát thảo luận về các nội dung trong Tài liệu bồi dưỡng ngạch kiểm toán viên -Ảnh: N.Ly

   
Tài liệu bồi dưỡng ngạch Kiểm toán viên được biên soạn nhằm trang bị kiến thức quản lý các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động kiểm toán lĩnh vực công của KTNN; kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ kiểm toán nói chung để học viên có thể thực hiện nhiệm vụ ở cấp bậc kiểm toán viên.

Đối tượng của chương trình đào tạo là công chức làm công tác kiểm toán đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng chuyên môn Tiền Kiểm toán viên; công chức mới được tiếp nhận về Ngành để làm công tác kiểm toán hoặc công chức, viên chức khác trong Ngành có nhu cầu chuyển sang ngạch Kiểm toán viên đã hoàn thành Chương trình Bồi dưỡng chuyên môn Tiền Kiểm toán viên; các đối tượng khác cần bồi dưỡng, bổ trợ kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán theo quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Chương trình có tổng thời gian đào tạo là 356 tiết (284 tiết giảng trên lớp, 48 tiết ôn tập, kiểm tra và 24 tiết viết thu hoạch cuối khóa), bao gồm 2 hợp phần: Hợp phần I - Khối kiến thức cơ sở chuyên môn: quản lý NSNN, thuế và quản lý thuế, quản lý các quỹ tài chính công ngoài NSNN, quản lý đầu tư công. Hợp phần II - Kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ kiểm toán: kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động, kiểm toán trong môi trường công nghệ thông tin, lập kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán, lập biên bản kiểm toán của tổ kiểm toán và kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, kỹ năng làm việc của kiểm toán viên.

Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Ban Rà soát cho biết: Các nội dung trong từng hợp phần đã được nghiên cứu, rà soát, bổ sung, hoàn thiện theo hướng cập nhật các văn bản, chính sách, chế độ của Nhà nước và quy trình, quy định của KTNN; đảm bảo tính khoa học, logic, hiện đại và gắn với thực tiễn hoạt động kiểm toán; trình bày theo dạng mở, tạo thuận tiện trong quá trình giảng; rút gọn một số nội dung để tránh trùng lặp giữa các chương trình.

Để đảm bảo Chương trình thống nhất và phù hợp với đối tượng học, các thành viên Ban Rà soát đều nhất trí bổ sung một số nội dung vào từng chuyên đề. Cụ thể, Chuyền đề 4 cần tập trung vào các nguyên tắc cơ bản của quy định pháp luật về đầu tư công, giải thích thêm về nguồn vốn đầu tư công và cập nhật thêm các văn bản pháp luật; Chuyên đề 3 cần bám sát đề cương và giảm bớt một số nội dung chuyên sâu nhằm đảm bảo cho kiểm toán viên hiểu và ứng dụng vào thực tế; Chuyên đề 2 cần bổ sung thêm Luật và các quy định mới liên quan đến thuế và quản lý thuế...

Kết luận cuộc họp, Bà Lăng Trịnh Mai Hương yêu cầu các thành viên Ban Rà soát tiếp thu các ý kiến để tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện nội dung Tài liệu bồi dưỡng./.

Tin và ảnh: THÙY LÊ
Cùng chuyên mục
  • Đúc rút, đề xuất nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm toán môi trường
    4 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Với tinh thần khoa học, thẳng thắn, cởi mở, tại Tọa đàm “Trao đổi kinh nghiệm kiểm toán và các phát hiện kiểm toán trong kiểm toán môi trường” do KTNN tổ chức sáng 25/8, các đại biểu đã đề cập toàn diện các vấn đề về kiểm toán môi trường (KTMT), đặc biệt là những phát hiện kiểm toán và những kinh nghiệm được đúc rút trong thực hiện các cuộc KTMT.
  • Tổng Kiểm toán Nhà nước yêu cầu sớm hoàn thiện Dự kiến Kế hoạch kiểm toán năm 2021
    4 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Ngay sau cuộc họp về Dự kiến Kế hoạch kiểm toán (KHKT) năm 2021 của KTNN vừa qua, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã có Thông báo kết luận gửi tới các lãnh đạo KTNN và toàn thể các đơn vị trong Ngành đề cập đến những nội dung cụ thể, quan trọng để các đơn vị hoàn thiện dự kiến KHKT năm 2021.
  • Kiểm toán chuyên đề thực hiện cơ chế tự chủ tại các trường đại học, bệnh viện công lập:  Kỳ cuối - Giám sát, điều chỉnh kịp thời để đảm bảo tính đúng đắn của chính sách tự chủ đại học
    4 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập (gọi chung là GDĐH) là xu thế tất yếu để nâng cao tính chủ động của các trường ĐH khi thực hiện các mục tiêu phát triển chiến lược, cũng như tăng cường hiệu quả của việc quản lý, sử dụng nguồn lực công, nâng cao trách nhiệm giải trình. Ở nước ta, việc áp dụng chính sách tự chủ đối với các trường ĐH đã đạt được một số thành công nhất định. Thông qua kiểm toán chuyên đề Việc thực hiện cơ chế tự chủ giai đoạn 2016-2018 tại các trường ĐH công lập, bên cạnh việc ghi nhận những kết quả bước đầu, KTNN đã phát hiện nhiều bất cập về cơ chế, những khó khăn, vướng mắc của các cơ sở GDĐH trong quá trình thực hiện tự chủ, từ đó có kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách này. TS. Lê Đình Thăng - Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III - đã có những chia sẻ, đánh giá dưới góc nhìn khoa học và thực tiễn về vấn đề này.
  • Thay đổi tư duy về kiểm toán nội bộ để thích ứng với yêu cầu phát triển mới
    4 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Kiểm toán nội bộ (KTNB) là cánh tay đắc lực của nhà quản trị cấp cao trong tổ chức. Để KTNB mang lại giá trị gia tăng nhiều nhất cho tổ chức thông qua những tư vấn kịp thời, khả năng dự báo và hỗ trợ quản lý rủi ro, nhà quản trị cấp cao và Ủy ban Kiểm toán cần có tầm nhìn chiến lược về hoạt động này. Đặc biệt, trong điều kiện Cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện nay, KTNB cũng cần thay đổi để thích ứng với yêu cầu mới.
  • Đẩy mạnh kiểm toán môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững
    4 năm trước Hoạt động của Ngành
    (BKTO) - Trong những năm qua, KTNN đã thể hiện rõ lập trường nhất quán đối với vấn đề bảo vệ môi trường và nỗ lực không ngừng để thực hiện. Đặc biệt, với chức năng được hiến định là cơ quan hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, KTNN sẽ thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đối với Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (PTBV) đã được Chính phủ ban hành.
Rà soát, hoàn thiện Tài liệu bồi dưỡng ngạch Kiểm toán viên