Sẵn sàng thông tuyến cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận vào cuối năm nay

(BKTO) - Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng cho biết tỉnh đang thực hiện các giải pháp quyết liệt nhằm thông tuyến cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận vào cuối năm 2020 và hoàn thành công trình vào năm 2021.




Tuyến đường cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận đang dần định hình. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN)

Dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận có tổng chiều dài 51km với 4 làn cao tốc cùng 39 cầu trên tuyến chính, 4 cầu trong nút giao liên thông, 10 cầu vượt trực thông, 2 cầu trên tuyến nối nút giao Cái Bè, 1 cầu trên tuyến nối nút giao Cai Lậy. Tổng mức đầu tư dự án là khoảng 12.668 tỷ đồng.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng cho biết Tiền Giang đang thực hiện các giải pháp quyết liệt nhằm thông tuyến cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận vào cuối năm 2020 và hoàn thành công trình vào năm 2021 như cam kết với Thủ tướng Chính phủ.

Theo Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Tiền Giang Nguyễn Thị Thanh Phương, đến nay, doanh nghiệp đã thi công 31/36 gói thầu xây lắp của dự án cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận.

Các gói thầu còn lại gồm trạm thu phí, chiếu sáng, cầu vượt, đường gom… sẽ hoàn thành theo tiến độ trong thời gian tới.

Tại công trường, khối lượng thi công các gói thầu đã triển khai đạt 4.632,7 tỷ đồng, trên 75% so với mốc thông tuyến vào cuối năm 2020 và bằng 55,26% so với mốc tiến độ hoàn thành dự án vào năm 2021.

Ông Nguyễn Tấn Đông - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần BOT Trung Lương-Mỹ Thuận, cho biết do thời gian không còn nhiều, nhà thầu đang tập trung nhân lực, thiết bị, phương tiện thi công "nước rút," không kể ngày đêm nhằm đẩy nhanh tiến độ, sẵn sàng thông tuyến vào ngày 31/12 tới.

Ban Quản lý dự án đã phối hợp cùng các sở, ngành và đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia dự án và nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát để dự án hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, sớm đưa vào vận hành, tạo động lực phát triển cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện dự án đã giải ngân trên 5.288 tỷ đồng cho các đơn vị thi công theo tiến độ thực hiện.

Việc triển khai các gói thầu đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số gói thầu tiến độ thi công chậm, cần khẩn trương khắc phục. Do đó, Ban Quản lý Dự án yêu cầu doanh nghiệp có giải pháp đẩy nhanh tiến độ; kiểm tra, rà soát năng lực nhà thầu thi công tại các gói thầu thời gian qua chưa đáp ứng được tiến độ cam kết; giải ngân nhanh nguồn vốn tín dụng của dự án đồng thời thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng công trình...

Báo cáo đánh giá kết quả kiểm định của các đơn vị tư vấn kiểm định qua 3 đợt cho thấy các hạng mục được kiểm tra nhìn chung đạt yêu cầu theo hồ sơ thiết kế phê duyệt.

Ban Quản lý dự án đang tổ chức triển khai kiểm định chất lượng công trình đợt 4 đối với những hạng mục đã thi công của các gói thầu dự án./.

Theovietnamplus.vn
Cùng chuyên mục
  • Đánh thức tiềm năng du lịch  nông nghiệp, nông thôn
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Mô hình kinh tế trang trại, hợp tác xã (HTX) nông nghiệp gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn ngày càng có tiềm năng lớn, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, các hoạt động du lịch nông nghiệp vẫn mang tính tự phát, chưa hấp dẫn du khách. Bởi vậy, để phát huy được tiềm năng, lợi thế này, cần có những giải pháp phù hợp hơn.
  • Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam:  11 năm đồng hành, tiếp bước đến trường cho trẻ em khó khăn của tỉnh Hà Giang
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Tại Hà Giang, vùng đất địa đầu Tổ quốc, nơi điều kiện kinh tế khó khăn nên còn rất nhiều trẻ em chưa được chăm lo đầy đủ, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã nỗ lực trong 11 năm qua để có thêm nhiều trẻ em được đến trường với niềm vui uống sữa.
  • Đại dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi giá trị nông sản Việt
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Dịch Covid-19 khiến các sản phẩm nông sản trong nước và xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi sự đứt gãy chuỗi giá trị. Trong đó, hộ nông dân là đối tượng chịu tổn thương lớn nhất, tiếp theo là cơ sở sản xuất nhỏ lẻ và ngay cả các DN xuất khẩu cũng không ngoại lệ.
  • Công khai, minh bạch mọi dịch vụ  công của ngành y tế
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Thời gian qua, mặc dù phải dồn lực phòng, chống dịch Covid-19 nhưng Bộ Y tế vẫn quyết tâm đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số… trong ngành và bước đầu đã có những kết quả tích cực. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, mọi dịch vụ công của ngành y tế đều phải được công khai; người dân có quyền được biết và kiểm soát những dịch vụ ngành y tế cung cấp.
  • Duy trì tăng trưởng kinh tế dương trong  bối cảnh đại dịch Covid-19
    3 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Năm 2020 được đánh giá là một năm đầy giông bão do đại dịch Covid-19 gây ra. Nền kinh tế thế giới và trong nước bị ảnh hưởng rất nặng nề, các tổ chức quốc tế có uy tín đều đồng loạt hạ mức tăng trưởng dự báo và bức tranh kinh tế thế giới ngày càng trở nên bi quan hơn. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, Việt Nam vẫn duy trì được tăng trưởng kinh tế dương. Đây là một kỳ tích. Hơn nữa, chúng ta đã thành công trong mục tiêu kép vừa đẩy lùi dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế.
Sẵn sàng thông tuyến cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận vào cuối năm nay