Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức

(BKTO) - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định, có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý và có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong công việc và làm việc trong môi trường quốc tế.



                
   

Ảnh minh họa- Nguồn: chinhphu.vn

   
Đó là mục tiêu chung của Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019- 2030” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đối tượng của Đề án là cán bộ trong các cơ quan nhà nước; công chức trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; công chức xã, phường, thị trấn; viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Mục tiêu đến năm đến năm 2025: hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức tích cực học tập ngoại ngữ, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ và làm việc trong môi trường quốc tế; hoàn thành việc xây dựng, hoàn thiện các chương trình, tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức.

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Phấn đấu đến hết năm 2025: 50% cán bộ, công chức ở Trung ương (tập trung vào cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi); 25% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện ở địa phương (tập trung vào cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định; 60% viên chức và 50% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định; 20% cán bộ, công chức xã và 15% cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp xã dưới 40 tuổi công tác tại địa bàn hoặc lĩnh vực có yêu cầu sử dụng ngoại ngữ đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định.

Đến năm 2030 tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cả về số lượng và chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo đến hết năm 2030: 60% cán bộ, công chức ở Trung ương (tập trung vào cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi); 35% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện ở địa phương (tập trung vào cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định và ngoại ngữ chuyên ngành; 70% viên chức và 60% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định và ngoại ngữ chuyên ngành; 30% cán bộ, công chức xã và 25% cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý cấp xã dưới 40 tuổi công tác tại địa bàn hoặc lĩnh vực có yêu cầu sử dụng ngoại ngữ đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định và ngoại ngữ chuyên ngành.

Một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng của Đề án là tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các bộ, ngành, địa phương và bản thân đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về vai trò và sự cần thiết phải học tập, nâng cao năng lực ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ và làm việc trong môi trường quốc tế.

Đề án cũng sẽ rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức tích cực học tập ngoại ngữ, nâng cao năng lực thực thi công vụ và làm việc được trong môi trường quốc tế; huy động các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có uy tín tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện quy định về tiêu chuẩn trình độ ngoại ngữ đối với cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở chức danh, vị trí việc làm và yêu cầu thực thi công vụ; tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có năng lực, uy tín tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức.

Thu hút và lựa chọn đội ngũ giáo viên, giảng viên có trình độ, phương pháp sư phạm và có kinh nghiệm tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn và hội nhập quốc tế.

Thực hiện kiểm tra, đánh giá năng lực trong đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức theo tiếp cận chuẩn quốc tế; thường xuyên tổ chức các kỳ thi, kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ của cán bộ, công chức, viên chức; kiểm tra việc cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và các chứng chỉ theo các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được cấp có thẩm quyền cho phép tổ chức thi, đánh giá năng lực.
ĐÔNG SƠN
Cùng chuyên mục
  • Đường lên Pa Ủ không xa
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO)- 20/11 mỗi năm là dịp để chúng ta được nghe và kể về hàng trăm, hàng nghìn câu chuyện nói về lòng yêu nghề, sự cống hiến, về những nỗi vất vả, hi sinh thầm lặng của các thầy giáo, cô giáo cho thế hệ mai sau. Nhưng hôm nay, tôi muốn kể một câu chuyện khác, về những con người chưa một lần đứng trên bục giảng, chưa một lần cầm phấn nhưng lại là những người thầy, người cô được những đứa trẻ và cả người dân tại Pa Ủ kính yêu nhất.
  • Tinh giản biên chế ngành giáo dục:  Phải bảo đảm đủ giáo viên đứng lớp
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Vấn đề tinh giản biên chế trong giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của Nhà nước và toàn xã hội. Tuy nhiên, việc tinh giản biên chế ngành giáo dục, trong đó có tinh giản giáo viên cần được thực hiện như thế nào để đảm bảo đúng chủ trương và thận trọng, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ giảng dạy?
  • 75 thầy, cô nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2019
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Tối ngày 18/11 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn đã trao tặng giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương lần thứ nhất cho 75 thầy, cô giáo trẻ tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • Đầu tư hạ tầng giao thông:  Cần khơi thông nguồn vốn cho các dự án PPP
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Trong gần một thập kỷ qua, khuyến khích đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tạo bước đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, khi áp dụng hình thức đầu tư này vẫn tồn tại nhiều vướng mắc, đặc biệt là khó khăn về nguồn vốn đang làm nản lòng các nhà đầu tư.
  • Đảm bảo tối đa quyền thụ hưởng an sinh xã hội của lao động di cư
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Lao động di cư đã và đang đóng góp cho sự phát triển của từng quốc gia, vùng lãnh thổ, song cũng đặt ra thách thức đối với việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội và bảo đảm quyền lợi cho chính đối tượng lao động này. Tại Việt Nam, việc hỗ trợ lao động di cư trong tham gia vào hệ thống an sinh xã hội đã đạt được những bước tiến quan trọng.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức