KTNB chưa được chú trọng phát triển
Một trong những hạn chế khiến hoạt động KTNB tại các DN ở Việt Nam còn mờ nhạt là do các quy định pháp luật về lĩnh vực này thiếu đồng bộ, chưa được cập nhật cho phù hợp với tình hình mới. Hiện chưa có quy định, hướng dẫn về thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên (KTV) nội bộ. Đến nay, hành lang pháp lý cho hoạt động KTNB vẫn cơ bản dựa vào Quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT năm 1997, có hiệu lực từ ngày 01/01/1998.
Những hạn chế trên đã khiến bộ phận KTNB của nhiều DN tại Việt Nam chưa thực sự được chú trọng phát triển. Minh chứng là, số DN xây dựng được bộ phận KTNB không nhiều. Chẳng hạn, trong lĩnh vực bảo hiểm, theo khảo sát của Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu bảo hiểm thuộc Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tại 28 DN bảo hiểm phi nhân thọ trong năm 2015, chỉ có 15 DN có bộ phận quản lý rủi ro, 16 DN có bộ phận kiểm soát tuân thủ; lực lượng KTV còn ít so với chức năng, nhiệm vụ được giao. Con số này tại các ngân hàng cũng không khả quan hơn. Kết quả khảo sát 35 ngân hàng thương mại được công bố trong năm 2015 cũng chỉ rõ, vai trò của ban kiểm soát, KTNB còn mờ nhạt và đa số các ngân hàng chưa có ủy ban kiểm toán.
Ngay cả những DN, ngân hàng có bộ phận KTNB thì hiệu quả hoạt động của bộ phận này vẫn còn hạn chế do KTV chưa được trang bị các phương tiện hỗ trợ công việc. Khảo sát nhanh của nhà cung cấp phần mềm Wolters Kluwer với gần 100 KTV nội bộ từ các DN bảo hiểm, ngân hàng trong nước mới đây cho thấy, 76% KTV nội bộ vẫn tác nghiệp một cách thủ công, chỉ sử dụng phần mềm văn phòng như Excel trong quản lý số liệu. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng soát xét, chọn mẫu hay phân tích và đánh giá rủi ro, không đảm bảo tính minh bạch của thông tin, làm giảm hiệu quả hoạt động của KTNB.
Một trong những hạn chế khiến hoạt động KTNB tại các DN ở Việt Nam còn mờ nhạt là do các quy định pháp luật về lĩnh vực này thiếu đồng bộ, chưa được cập nhật cho phù hợp với tình hình mới. Hiện chưa có quy định, hướng dẫn về thi cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên (KTV) nội bộ. Đến nay, hành lang pháp lý cho hoạt động KTNB vẫn cơ bản dựa vào Quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT năm 1997, có hiệu lực từ ngày 01/01/1998.
Những hạn chế trên đã khiến bộ phận KTNB của nhiều DN tại Việt Nam chưa thực sự được chú trọng phát triển. Minh chứng là, số DN xây dựng được bộ phận KTNB không nhiều. Chẳng hạn, trong lĩnh vực bảo hiểm, theo khảo sát của Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu bảo hiểm thuộc Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tại 28 DN bảo hiểm phi nhân thọ trong năm 2015, chỉ có 15 DN có bộ phận quản lý rủi ro, 16 DN có bộ phận kiểm soát tuân thủ; lực lượng KTV còn ít so với chức năng, nhiệm vụ được giao. Con số này tại các ngân hàng cũng không khả quan hơn. Kết quả khảo sát 35 ngân hàng thương mại được công bố trong năm 2015 cũng chỉ rõ, vai trò của ban kiểm soát, KTNB còn mờ nhạt và đa số các ngân hàng chưa có ủy ban kiểm toán.
Ngay cả những DN, ngân hàng có bộ phận KTNB thì hiệu quả hoạt động của bộ phận này vẫn còn hạn chế do KTV chưa được trang bị các phương tiện hỗ trợ công việc. Khảo sát nhanh của nhà cung cấp phần mềm Wolters Kluwer với gần 100 KTV nội bộ từ các DN bảo hiểm, ngân hàng trong nước mới đây cho thấy, 76% KTV nội bộ vẫn tác nghiệp một cách thủ công, chỉ sử dụng phần mềm văn phòng như Excel trong quản lý số liệu. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng soát xét, chọn mẫu hay phân tích và đánh giá rủi ro, không đảm bảo tính minh bạch của thông tin, làm giảm hiệu quả hoạt động của KTNB.
Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong KTNB. Ảnh: TS
Những yêu cầu từ thực tiễn
Trước thực trạng trên, ông Derek Titterington - Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh châu Á Thái Bình Dương Temate thuộc Công ty Wolters Kluwer - cảnh báo: Việc các KTV nội bộ tác nghiệp theo phương thức thủ công như hiện nay khiến hoạt động KTNB mất nhiều thời gian và dễ xảy ra sai sót. DN muốn lớn mạnh và vươn ra biển lớn phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động KTNB rút ngắn thời gian xử lý số liệu, tạo thuận lợi cho hoạt động KTNB được thực hiện nhất quán và hiệu quả hơn.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động KTNB đòi hỏi công tác đào tạo cho các KTV nội bộ phải được tăng cường, nhằm giúp họ nâng cao năng lực cũng như tính chuyên nghiệp. Giám đốc điều hành Tổ chức đào tạo Smart Train Phạm Hoàng Ngọc Thạch cho biết, để giải quyết vấn đề này, từ năm 2017 đến năm 2020, Smart Train sẽ phối hợp với Hiệp hội kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (IIA) đào tạo, thi cấp Chứng chỉ KTNB công chứng (CIA) theo tiêu chuẩn quốc tế cho 500 nhân sự KTNB. Đây là Chứng chỉ duy nhất được công nhận trên toàn cầu. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có 44 người trên tổng số 30.000 người có CIA ở Châu Á và 115.000 người trên toàn thế giới.
KTNB vốn được coi là cơ sở nền tảng, điều kiện tiên quyết của quản lý rủi ro trong hoạt động của các DN. Do đó, các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cho rằng, Việt Nam cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp lý về hoạt động kiểm soát, KTNB, xây dựng cơ chế hoạt động hiệu quả của bộ phận KTNB tại các DN, nhất là trong bối cảnh Chính phủ đang đặt ra yêu cầu nâng cao hơn nữa tính minh bạch trong hoạt động của các DN.
Hướng tới mục tiêu trên, Bộ Tài chính đã tiến hành soạn thảo, hoàn thiện Dự thảo Nghị định về KTNB để trình Chính phủ. Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động KTNB trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các DN; dự kiến sẽ được Chính phủ ban hành trong tháng 12 này và có hiệu lực vào đầu năm 2017. Sau khi Nghị định được ban hành, Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán (Bộ Tài chính) sẽ phối hợp với nhà tài trợ và các hiệp hội để xuất bản Cẩm nang về KTNB, trong đó có hướng dẫn KTV tuân thủ chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Điều này được các chuyên gia kỳ vọng sẽ tạo tiền đề cho việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về KTNB, giúp KTNB phát triển đúng hướng, từ đó tăng cường trách nhiệm và hiệu quả hoạt động; đáp ứng yêu cầu mới về quản trị rủi ro, đảm bảo an toàn, hiệu quả, bền vững trong hoạt động của DN.
Trước thực trạng trên, ông Derek Titterington - Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh châu Á Thái Bình Dương Temate thuộc Công ty Wolters Kluwer - cảnh báo: Việc các KTV nội bộ tác nghiệp theo phương thức thủ công như hiện nay khiến hoạt động KTNB mất nhiều thời gian và dễ xảy ra sai sót. DN muốn lớn mạnh và vươn ra biển lớn phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động KTNB rút ngắn thời gian xử lý số liệu, tạo thuận lợi cho hoạt động KTNB được thực hiện nhất quán và hiệu quả hơn.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động KTNB đòi hỏi công tác đào tạo cho các KTV nội bộ phải được tăng cường, nhằm giúp họ nâng cao năng lực cũng như tính chuyên nghiệp. Giám đốc điều hành Tổ chức đào tạo Smart Train Phạm Hoàng Ngọc Thạch cho biết, để giải quyết vấn đề này, từ năm 2017 đến năm 2020, Smart Train sẽ phối hợp với Hiệp hội kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ (IIA) đào tạo, thi cấp Chứng chỉ KTNB công chứng (CIA) theo tiêu chuẩn quốc tế cho 500 nhân sự KTNB. Đây là Chứng chỉ duy nhất được công nhận trên toàn cầu. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có 44 người trên tổng số 30.000 người có CIA ở Châu Á và 115.000 người trên toàn thế giới.
KTNB vốn được coi là cơ sở nền tảng, điều kiện tiên quyết của quản lý rủi ro trong hoạt động của các DN. Do đó, các chuyên gia trong nước và quốc tế đều cho rằng, Việt Nam cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp lý về hoạt động kiểm soát, KTNB, xây dựng cơ chế hoạt động hiệu quả của bộ phận KTNB tại các DN, nhất là trong bối cảnh Chính phủ đang đặt ra yêu cầu nâng cao hơn nữa tính minh bạch trong hoạt động của các DN.
Hướng tới mục tiêu trên, Bộ Tài chính đã tiến hành soạn thảo, hoàn thiện Dự thảo Nghị định về KTNB để trình Chính phủ. Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động KTNB trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các DN; dự kiến sẽ được Chính phủ ban hành trong tháng 12 này và có hiệu lực vào đầu năm 2017. Sau khi Nghị định được ban hành, Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán (Bộ Tài chính) sẽ phối hợp với nhà tài trợ và các hiệp hội để xuất bản Cẩm nang về KTNB, trong đó có hướng dẫn KTV tuân thủ chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Điều này được các chuyên gia kỳ vọng sẽ tạo tiền đề cho việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về KTNB, giúp KTNB phát triển đúng hướng, từ đó tăng cường trách nhiệm và hiệu quả hoạt động; đáp ứng yêu cầu mới về quản trị rủi ro, đảm bảo an toàn, hiệu quả, bền vững trong hoạt động của DN.
THÀNH ĐỨC