Tập trung làm thật tốt và hiệu quả 5 nhiệm vụ quan trọng

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHẠM MINH CHÍNH | 12/07/2024 09:52

(BKTO) - Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự làm chủ của Nhân dân, đất nước ta có thể nói là chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế, tiềm lực và uy tín quốc tế như ngày nay. Có được kết quả này nhờ sự đóng góp công sức của nhiều ngành, nhiều cấp, toàn dân, toàn quân ta. Trong kết quả đó có vai trò rất quan trọng của Kiểm toán nhà nước, nhất là nhiệm vụ quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản công và tài chính công, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tiết kiệm, chống lãng phí. Đây là thành quả nổi bật nhất.

1(1).png
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi đánh giá cao, ghi nhận những thành quả quan trọng này của Kiểm toán nhà nước trong quá trình phát triển của đất nước. Tôi cũng mong là sau 30 năm, chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm, để những gì làm tốt thì ta làm tốt hơn, những cái chưa được thì ta cố gắng, nỗ lực khắc phục trong thời gian tới đây.

Về nhiệm vụ sắp tới, theo tôi, Kiểm toán nhà nước cần bám sát Nghị quyết của Đảng, nhất là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và hiện nay, chúng ta đang xây dựng, chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, Kiểm toán nhà nước phải tập trung thực hiện thành công Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2030, đặc biệt có một số nhiệm vụ quan trọng cần phải tập trung làm thật tốt, thật hiệu quả.

Thứ nhất là, thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật để thực thi kiểm toán theo pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, đồng thời tham gia tích cực vào công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, chống thất thoát tài sản công, tài chính công.

Thứ hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho toàn bộ hệ thống, cùng với đó là xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên trong toàn hệ thống để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.

Thứ ba là, phải hội nhập sâu hơn, học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, họ có lịch sử hàng trăm năm về kiểm toán. Như vậy, Kiểm toán nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công cuộc hội nhập ngành kiểm toán của chúng ta, đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực quốc tế nhưng lại được vận dụng sáng tạo trong điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam.

Thứ tư là, phối hợp với các Bộ, ngành, các cơ quan, các địa phương, đặc biệt là với Chính phủ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ cho tốt hơn, kiểm toán thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, những vấn đề liên quan đến Chính phủ hiệu quả hơn.

Cuối cùng, tôi mong Kiểm toán nhà nước luôn phải đoàn kết, thống nhất. Bác Hồ đã nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chúng ta có đoàn kết, có thống nhất, chúng ta mới tạo ra sức mạnh chung và cùng với hệ thống chính trị để xây dựng đất nước ta càng ngày càng to đẹp, đàng hoàng hơn, hùng cường hơn, Nhân dân được hạnh phúc và ấm no./.

Cùng chuyên mục
  • ClimateScanner - công cụ đánh giá nhanh hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Chính phủ
    2 tháng trước Góc nhìn
    (BKTO) - Công cụ đánh giá nhanh hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) của Chính phủ (ClimateScanner) đưa ra một phương pháp chuẩn hóa mà các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) có thể sử dụng để tiến hành đánh giá nhanh các hành động ứng phó với BĐKH mà Chính phủ đang thực hiện ở cấp quốc gia với tầm nhìn toàn cầu theo 3 trục: Quản trị nhà nước về khí hậu; Chính sách công về khí hậu và Tài chính khí hậu.
  • Kiểm toán nhà nước và chính sách tài khóa
    2 tháng trước Góc nhìn
    (BKTO) - Chính sách tài khóa (CSTK) đóng vai trò quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô. CSTK cần xây dựng và phát triển một cách linh hoạt và phù hợp nhất với nền kinh tế. Kiểm toán nhà nước (KTNN) với chức năng kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tư vấn sẽ đánh giá và phát hiện những khiếm khuyết, kẽ hở của chính sách, từ đó góp phần nâng cao tính hiệu quả khi hoạch định, hoàn thiện và điều hành CSTK trong thực tiễn.
  • Điều tiết hợp lý để kiểm soát lạm phát
    2 tháng trước Góc nhìn
    (BKTO) - Trong bối cảnh sức ép lạm phát có xu hướng tăng, nhất là việc thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7 sắp tới, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, vấn đề kiểm soát lạm phát là điều cần làm ngay và phải được quan tâm hơn nữa để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
  • Hướng tới Net Zero: Cần “tăng tốc” trước khi bị loại khỏi cuộc chơi!
    3 tháng trước Góc nhìn
    (BKTO) - Hiện nay, Việt Nam đang trong “cuộc đua” để tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 với những tuyên bố toàn cầu về chuyển điện than sang năng lượng sạch, không xây nhà máy điện than mới sau năm 2030... Chưa kể, “cuộc chơi” của thế giới đang thay đổi, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải “tăng tốc” trước khi bị loại khỏi “cuộc chơi” này.
  • Tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập: Cần cẩn trọng, kỹ lưỡng
    3 tháng trước Góc nhìn
    (BKTO) - Thực tế hiện nay mới chỉ có dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A được phép tách công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thành dự án độc lập. Do đó, theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) đang đề xuất xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm tách công tác GPMB thành dự án độc lập đối với dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C…
Tập trung làm thật tốt và hiệu quả 5 nhiệm vụ quan trọng