Thách thức nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán

(BKTO) - Nếu không nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toánthì các DN kiểm toán trong nước sẽ không thể trụ vững trước sự cạnh tranh từbên ngoài cũng như đáp ứng được kỳ vọng của công chúng. Đó là khuyến nghị từngđược các chuyên gia đưa ra cách đây gần 5 năm khi Việt Nam mở cửa thịtrường dịch vụ kiểm toán theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đếnnay, khuyến nghị ấy vẫn còn giá trị trong bối cảnh Việt Nam đang ngàycàng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế của khu vực và thế giới.




Mặc dù giá dịch vụ khá cao nhưng các công ty kiểm toán danh tiếng vẫn ký kết được các hợp đồng lớn. Ảnh: TK
Theo thống kê mới đây của Bộ Tài chính, sau 25 năm hình thành và phát triển, từ chỗ chỉ có 2 DN kiểm toán độc lập với 13 nhân viên (năm 1991), đến nay thị trường kiểm toán độc lập Việt Nam đã phát triển với trên 142 DN kiểm toán và trên 1.700 kiểm toán viên. Các DN này hoạt động tại các thành phố và các tỉnh trên cả nước, dưới hình thức công ty TNHH, công ty tư nhân, công ty liên doanh và công ty hợp danh theo Luật Kiểm toán độc lập (năm 2011). Hiện tại, có 31/142 DN kiểm toán và 682/1.714 kiểm toán viên có đủ các điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng.

Nhìn lại chặng đường 25 năm qua, PGS.TS Đặng Văn Thanh – Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) nhận định: Các DN kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiều loại hình dịch vụ cho nền kinh tế, trong đó có dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ; dịch vụ trợ giúp, tư vấn cho các nhà đầu tư, các DN về luật pháp, chế độ, thể chế tài chính, thuế, đầu tư, tái cấu trúc…Những dịch vụ này đã và đang hỗ trợ tích cực cho các DN trong hoạt động kinh doanh, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, công khai, minh bạch.

Mặc dù thị trường dịch vụ kiểm toán tại Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là đang ngày càng phát triển nhưng chất lượng cung cấp dịch vụ của các DN kiểm toán nội vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng của xã hội và các nhà đầu tư. Theo Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Hãng Kiểm toán AASC Ngô Đức Đoàn, Việt Nam hiện có khoảng 1.000 nhân sự trên tổng số khoảng 190.000 nhân sự khối ASEAN có chứng chỉ của các Hiệp hội kiểm toán - kế toán quốc tế; chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên toàn khu vực AEC. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như năng lực cạnh tranh của các DN kiểm toán nội, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) đã chỉ ra rằng quy mô của các DN kiểm toán Việt Nam còn nhỏ, kinh nghiệm kiểm toán chưa được bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu, chưa tổ chức nhiều hoạt động đào tạo theo hướng hội nhập, do đó việc thích nghi với môi trường kiểm toán quốc tế còn nhiều hạn chế. Chưa kể, các DN kiểm toán Việt Nam còn vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với các công ty kiểm toán thuộc nhóm Big Four. Có sẵn thương hiệu mạnh, lại được thừa hưởng khách hàng chân rết của hãng quốc tế nên nhiều năm qua, nhóm Big Four vẫn chiếm ưu thế lớn với hơn 50% thị phần toàn ngành. Hầu như nhóm Big Four vẫn đang bao sân kiểm toán khối DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mặc dù giá dịch vụ khá cao. Thậm chí, thời gian qua, thị trường đã chứng kiến hàng loạt DN niêm yết thay đổi công ty kiểm toán từ DN kiểm toán nội sang công ty trong nhóm Big Four theo yêu cầu của cổ đông.

Rõ ràng, tâm lý tin dùng dịch vụ kiểm toán ngoại của nhiều cổ đông tại các DN niêm yết, công ty đại chúng đã khiến cho DN kiểm toán trong nước yếu thế hơn so với các DN kiểm toán thuộc nhóm Big Four. Chính vì vậy, các chuyên gia dự báo sức ép cạnh tranh về thị trường kiểm toán sẽ khốc liệt hơn cho các DN kiểm toán trong nước khi Việt Nam đã gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nếu các DN kiểm toán Việt Nam không tự nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua đẩy mạnh, hoàn thiện về chất lượng dịch vụ thì DN kiểm toán Việt Nam có thể sẽ đứng trước nhiều nguy cơ giải thể hoặc tự thu hẹp về quy mô…

Trước sức ép cạnh tranh với DN kiểm toán nước ngoài, nhiều chuyên gia cho rằng, các DN kiểm toán nên chú trọng và hướng đến việc đầu tư chuyên nghiệp, chuyên môn hóa, tin học hóa dịch vụ cung cấp để trở thành những đối tác tin cậy. Cùng với đó, DN kiểm toán Việt Nam cần chuyển đổi, tái cơ cấu cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ngoài ra, DN cũng cần tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp cho người lao động với chế độ đãi ngộ thích hợp để giữ chân nhân tài và thu hút thêm đội ngũ kiểm toán viên chất lượng cao vào làm việc. Bên cạnh đó, DN kiểm toán nội có thể liên doanh, liên kết, sáp nhập với công ty kiểm toán lớn, hoặc gia nhập các mạng lưới kiểm toán quốc tế để kết hợp và chia sẻ lợi thế của mỗi thành viên, hình thành khối liên kết mạnh mẽ. Những hoạt động này sẽ giúp DN kiểm toán Việt Nam thừa hưởng những giá trị của các hãng kiểm toán lớn quốc tế, nâng cao năng lực và sẵn sàng bước vào cuộc cạnh tranh mới trong hội nhập.
NGỌC MAI
Cùng chuyên mục
  • Đầu tư cho khoa học công nghệ: Chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Báo cáo bước đầu về kết quả giám sátChuyên đề “Hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học, côngnghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2005-2015 và địnhhướng phát triển giai đoạn tới, trong đó chú trọng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợvà cơ khí chế tạo” cho thấy, mặc dù đã có chính sách và cơ chế khuyếnkhích các nguồn đầu tư xã hội, đặc biệt là từ khu vực DN vào lĩnh vực khoa họcvà công nghệ (KH&CN) song cho đến nay NSNN vẫn là nguồn đầu tư chủ yếu, sựtham gia của DN vào lĩnh vực này còn rất khiêm tốn và chưa đạt yêu cầu đề ra.
  • Quyết liệt hơn  trong phòng, chống tham nhũng
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tham gia các Hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử đại biểu Quốc hội từ ngày 5 đến 12/5 tại TP. Vinh và các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương thuộc tỉnh Nghệ An, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã nhiều lần khẳng định sẽ tập trung lãnh đạo KTNN triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động kiểm toán và hoàn thành tốt vai trò là thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
  • Các ứng cử viên đại biểu Quốc hội của KTNN tiếp xúc cử tri
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Như tin đã đưa, tuần qua, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội của KTNN có các cuộc tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử theo quy định. Cụ thể, từ ngày 05 đến 12/5, đồng chí Hồ Đức Phớc - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử số 4 tỉnh Nghệ An (gồm TP. Vinh và các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương). Trong 8 ngày làm việc, với 13 buổi tiếp xúc cử tri, đại diện Mặt trận Tổ quốc các địa phương đã giới thiệu tóm tắt tiểu sử, quá trình công tác của các ứng cử viên; các ứng cử viên cũng đã trình bày chương trình hành động của mình trước đông đảo cử tri.
  • Đồng chí Hồ Đức Phớc - Ủy viên Ban chấp hành T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước giữ chức Bí thư Đảng ủy KTNN, nhiệm kỳ 2015-2020
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Ngày 17/5, tại Hà Nội, BanThường vụ Đảng ủy KTNN đã tổ chức công bố Quyết định số 290-QĐ/ĐUK ngày10/5/2016 của Đảng ủy Khối các cơ quan T.Ư (Đảng ủy Khối) về việc chỉ định đồngchí Hồ Đức Phớc - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Tổng Kiểm toán Nhànước - làm Bí thư Đảng ủy KTNN nhiệm kỳ 2015-2020.
  • Hội đồng Bầu cử quốc gia họp phiên thứ năm
    7 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tiếp tục triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, sáng 18/5, Hội đồng Bầu cử quốc gia họp phiên thứ năm tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân.
Thách thức nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán