thất thoát

Bài 7: Thất thoát, lãng phí nhìn từ doanh nghiệp nhà nước
(BKTO) - Nắm giữ nguồn vốn “khủng”, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được ví như “quả đấm thép” của nền kinh tế. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp, dự án có vốn đầu tư lớn của Nhà nước hoạt động không hiệu quả, thua lỗ, mất vốn; công tác cổ phần hóa (CPH), thoái vốn chậm và nảy sinh nhiều bất cập, vi phạm... gây thất thoát, lãng phí vốn và tài sản nhà nước, là những vấn đề được cảnh báo nhiều năm nay song chưa hết “nóng”.
  • (BKTO) - Tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chức năng đầu tư vốn và hoạt động quản trị, điều hành của các doanh nghiệp (DN), chấm dứt việc can thiệp vào DN bằng mệnh lệnh hành chính là tinh thần xuyên suốt và đổi mới trong Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN. Đồng tình quan điểm này, song các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cũng nhấn mạnh việc tạo cơ chế chặt chẽ, phù hợp để quản lý hiệu quả,
  • (BKTO) - Trả lời phỏng vấn Báo Kiểm toán, TS. Nguyễn Đức Kiên - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - khẳng định, thời điểm này, chúng ta có điều kiện cả về kinh tế vĩ mô và tài chính để triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Song, nếu được thông qua, để Dự án lớn nhất từ khi lập nước đến nay “về đích” đúng hẹn, vấn đề chống lãng phí, thất thoát và ngăn ngừa nguy cơ chậm tiến độ là quan trọng nhất.
  • “Hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”; “Trung thực, khách quan, công khai, minh bạch”, Kiểm toán nhà nước (KTNN) có vai trò quan trọng trong kiểm tra, kiểm soát và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng tài chính công (TCC), tài sản công. Ngành KTNN cần triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát huy tối đa vai trò của mình trong cơ cấu lại TCC.