Thu hút chuyên gia nước ngoài hoạt động KHCN tại Việt Nam

(BKTO) - Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2020/NĐ-CP ngày 1/3/2020 trong đó sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 87/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN) là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KHCN tại Việt Nam.



                
   

Ảnh minh họa - Nguồn: internet

   

Điều kiện áp dụng chính sách thu hút

Nghị định số 27/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 3 Nghị định số 87/2014/NĐ-CP về điều kiện áp dụng chính sách thu hút cá nhân hoạt động KHCN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KHCN tại Việt Nam.

Theo đó, người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài được hưởng chính sách quy định tại Nghị định này khi chủ trì hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ KHCN quan trọng, có ảnh hưởng ở tầm quốc gia hoặc đóng góp thiết thực cho phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam hoặc của một địa phương hoặc cho sự phát triển của chuyên ngành, lĩnh vực KHCN của Việt Nam và đáp ứng một trong các điều kiện sau:

Có sáng chế, giống cây trồng được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và đã được ứng dụng, chuyển giao tạo ra sản phẩm có giá trị thực tiễn hoặc có kinh nghiệm, chuyên môn sâu về ngành, lĩnh vực phù hợp với nhiệm vụ KHCN thực hiện tại Việt Nam và đang làm việc tại bộ phận nghiên cứu của Viện Nghiên cứu, Trường đại học hoặc doanh nghiệp có uy tín ở nước ngoài.

Có công trình nghiên cứu KHCN xuất sắc, đạt giải thưởng về KHCN hoặc đã được ứng dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả và phù hợp với nhiệm vụ KHCN thực hiện tại Việt Nam.

Có bằng tiến sỹ và đang giảng dạy, tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong ít nhất 3 năm tại cơ sở nghiên cứu có uy tín ở nước ngoài về lĩnh vực chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ KHCN thực hiện tại Việt Nam.

Có bằng tiến sỹ và đã làm việc ít nhất 3 năm ở vị trí nghiên cứu khoa học tại chương trình, dự án hợp tác quốc tế về KHCN hoặc bộ phận nghiên cứu của doanh nghiệp có uy tín ở nước ngoài.

Căn cứ tình hình thực tiễn và theo đề nghị của cơ quan có nhu cầu sử dụng người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KHCN ở Việt Nam, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh thống nhất với Bộ KHCN báo cáo, xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc áp dụng chính sách thu hút đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện quy định trên nhưng chứng minh được khả năng đóng góp có hiệu quả khi tham gia hoạt động KHCN tại Việt Nam.

Chính sách thu hút về tuyển dụng, tiền lương

Bên cạnh đó, Nghị định số 27/2020/NĐ-CP sửa đổi Điều 5, Điều 6 Nghị định số 87/2014/NĐ-CP về chính sách tuyển dụng, lao động, học tập và tiền lương.

Cụ thể, người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian làm việc tại Việt Nam được thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KHCN công lập; được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ KHCN có sử dụng NSNN các cấp; được xét công nhận, bổ nhiệm chức danh khoa học, chức danh công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ.

Người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài khi thực hiện nhiệm vụ KHCN tại Việt Nam được hưởng mức lương theo thỏa thuận. Mức lương thỏa thuận được xác định trên cơ sở: Tính chất, quy mô và tầm ảnh hưởng của nhiệm vụ KHCN; Trình độ, năng lực và hiệu quả đóng góp của cá nhân; Mức lương của các vị trí tương đương trong các tổ chức nước ngoài hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Ngoài ra, Nghị định số 27/2020/NĐ-CP cũng sửa đổi điểm e và bổ sung điểm i, khoản 2, Điều 10 về các chính sách khác. Theo đó, trong thời gian tham gia thực hiện nhiệm vụ hoạt động KHCN tại Việt Nam, được hỗ trợ kinh phí tham gia hội nghị, hội thảo, khoa học quốc tế có nội dung gắn với nhiệm vụ KHCN đang hợp tác triển khai tại Việt Nam, mỗi năm không quá 1 lần; được hỗ trợ kinh phí để tổ chức hội thảo KHCN phù hợp với lĩnh vực chuyên môn tại Việt Nam; hỗ trợ kinh phí công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, đăng lý bảo hộ giống cây trồng là kết quả trong quá trình hợp tác với các cơ quan, đơn vị, tổ chức KHCN của Việt Nam. Kinh phí hỗ trợ nêu tại quy định này được cấp từ Quỹ Phát triển KHCN quốc gia hoặc từ nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).

Người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài được tham gia các chương trình, đề án đẩy mạnh hợp tác, thu hút người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KHCN tại Việt Nam.
ĐÔNG SƠN
Cùng chuyên mục
  • Đơn tố cáo về kỳ thi nâng ngạch: Tổng cục Thuế nói gì?
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO)-Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa lên tiếng về đơn nặc danh tố cáo sai phạm liên quan đến Kỳ thi Nâng ngạch lên kiểm tra viên thuế năm 2018 được phản ánh trên báo chí.
  • Tổ chức Tổng điều tra kinh tế năm 2021
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 307/QĐ-TTg ngày 27/02/2020 về tổ chức Tổng điều tra kinh tế năm 2021.
  • Vì sao phải điều chỉnh mức phạt tiền  với vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn?
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Bộ Tài chính đang đề nghị nâng mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm thủ tục về thuế từ tối đa 5 triệu đồng lên mức cao nhất 25 triệu đồng, đồng thời giảm mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm về hóa đơn. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao Bộ lại đề xuất điều chỉnh các mức phạt tiền này?
  • Cải cách pháp luật kinh doanh  chưa đáp ứng nhu cầu thực tế
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Thời gian gần đây, những bước tiến đáng kể trong tư duy quản lý và cách thức thiết kế chính sách đã giúp cho hệ thống pháp luật về kinh doanh dần được hoàn thiện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hệ thống pháp luật về kinh doanh vẫn đang đối mặt với vấn đề thiếu thống nhất, chồng chéo.
  • Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để Kiểm toán Nhà nước phòng, chống tham nhũng
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tham nhũng gắn liền với quyền lực và tài sản công. Từ các quy định của Hiến pháp năm 2013, có thể thấy, Quốc hội đóng vai trò quan trọng và cao nhất trong việc kiểm soát quyền lực nói chung, phòng, chống tham nhũng (PCTN) nói riêng. Tuy nhiên, thiết chế của Quốc hội chưa thể hiện rõ quyền và khả năng thực thi quyền này một cách thiết thực và hiệu quả. Bên cạnh đó, theo Luật PCTN năm 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2019), Quốc hội không có chức năng trực tiếp PCTN mà Điều 7 của Luật này chỉ quy định quyền giám sát công tác PCTN.
Thu hút chuyên gia nước ngoài hoạt động KHCN tại Việt Nam