Thu ngân sách 8 tháng ước giảm 8,8% so với cùng kỳ

(BKTO) - Bộ Tài chính cho biết, lũy kế 8 tháng, thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 1.124,5 nghìn tỷ đồng, bằng 69,4% dự toán năm. Số thu này so với cùng kỳ năm 2022 đã giảm 8,8%.

thue-bvmt-59.jpeg
8 tháng qua, thu thuế bảo vệ môi trường giảm 32,3%; các loại phí, lệ phí ước giảm 12,2%; các khoản thu về nhà, đất giảm 54,2% so với cùng kỳ. Ảnh minh họa

Thu NSNN tháng 8 ước đạt 88 nghìn tỷ đồng, bằng 5,4% dự toán, bằng 59,5% (giảm 60 nghìn tỷ đồng) mức thu bình quân 7 tháng đầu năm.

Trong đó, thu nội địa ước đạt 71,8 nghìn tỷ đồng, bằng 5,4% dự toán. Số thu nội địa tháng 8 giảm khoảng 50,9 nghìn tỷ đồng so với mức thu bình quân 7 tháng đầu năm.

Nguyên nhân là do tăng trưởng kinh tế những tháng đầu năm thấp, hoạt động sản xuất - kinh doanh của một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm mạnh; thị trường bất động sản chậm phục hồi, thị trường xuất khẩu khó khăn; kết hợp với thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất mới ban hành làm giảm thu ngân sách.

Thu từ dầu thô tháng 8 ước đạt 4,4 nghìn tỷ đồng, bằng 10,5% dự toán.

Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt khoảng 11,8 nghìn tỷ đồng, trên cơ sở tổng số thu thuế ước đạt 27 nghìn tỷ đồng, bằng 6,4% dự toán, bằng 88,8% mức thu bình quân 7 tháng đầu năm, hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ trong tháng khoảng 15,2 nghìn tỷ đồng.

Lũy kế 8 tháng, thu NSNN ước đạt 1.124,5 nghìn tỷ đồng, bằng 69,4% dự toán, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm 2022 (thu ngân sách trung ương ước đạt khoảng 72,8% dự toán, thu ngân sách địa phương ước đạt khoảng 65,5% dự toán).

Thu nội địa ước đạt gần 931 nghìn tỷ đồng, bằng 69,8% dự toán, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2022. Không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước, số thu thuế, phí nội địa ước đạt 69,6% dự toán, giảm 0,3% so với cùng kỳ.

Lũy kế 8 tháng, thu từ dầu thô ước đạt khoảng 39,7 nghìn tỷ đồng, bằng 94,6% dự toán, giảm 25,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 8 tháng qua ước đạt 153,6 nghìn tỷ đồng, bằng 64,3% dự toán, giảm 23,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Về số thu nội địa, đến hết tháng 8, có 9/12 khoản thu nội địa đảm bảo tiến độ dự toán. Trong đó, các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất - kinh doanh chiếm 53,3% dự toán tổng số thu nội địa) ước đạt 70,3% dự toán, tăng 4,7% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp (chiếm gần 48% tổng số thu từ khu vực sản xuất - kinh doanh) đạt khá so dự toán và tăng 23,4% so với cùng kỳ do doanh nghiệp đã tạm nộp 4/5 kỳ theo quy định thì số thu của 3 khu vực này chỉ bằng 91,6% cùng kỳ.

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết ước đạt 84% dự toán, tăng 20,1% so với cùng kỳ. Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản ước đạt 94,9% dự toán, tăng 4% so với cùng kỳ...

3 khoản thu không đạt tiến độ dự toán, gồm: thu thuế bảo vệ môi trường ước đạt 37,2% dự toán, giảm 32,3% so với cùng kỳ; các loại phí, lệ phí ước đạt 63,4% dự toán, giảm 12,2% so với cùng kỳ; các khoản thu về nhà, đất ước đạt 45,6% dự toán, giảm 54,2% so với cùng kỳ.

Về số thu trên địa bàn, ước tính, 27/63 địa phương thực hiện thu nội địa 8 tháng đạt trên 68% dự toán; 9/63 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ; trong khi có tới 54 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ.

Số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm là do hoạt động xuất nhập khẩu 8 tháng giảm so cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến ngày 15/8/2023 đạt 402,6 tỷ USD, giảm 13,4%; trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá có thuế giảm 19,9% so với cùng kỳ./.

Cùng chuyên mục
  • Chi đầu tư phát triển tăng 40,3% so với cùng kỳ
    8 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Bộ Tài chính cho biết, tổng chi cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 8 ước đạt 139 nghìn tỷ đồng. Lũy kế chi 8 tháng đạt khoảng 1.081,2 nghìn tỷ đồng, bằng 52,1% dự toán, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022.
  • Thị trường chứng khoán cuối năm sẽ chọn lọc kỹ lưỡng hơn
    8 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Dự báo thị trường chứng khoán (TTCK) những tháng cuối năm, giới chuyên gia nhận định, khi định giá thị trường không còn rẻ, nhà đầu tư sẽ có cái nhìn thận trọng hơn giai đoạn trước. Thị trường sẽ chọn lọc kỹ lưỡng hơn và những kỳ vọng sẽ cần có số liệu thực tế chứ không đơn thuần là tin tức.
  • Xử lý vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
    8 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Kho bạc Nhà nước vừa có Công văn số 4930/KBNN-KSC gửi các kho bạc trực thuộc và Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước (KBNN) về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm.
  • Ngân sách hỗ trợ lao động miền núi đi làm việc ở nước ngoài
    8 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 do Bộ Tài chính ban hành đã hướng dẫn cụ thể về việc hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Chứng khoán phái sinh - công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư
    8 tháng trước Tài chính
    (BKTO) - Thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) đã từng bước trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư. Đặc biệt, khi thị trường cơ sở giảm điểm mạnh, thị trường phái sinh còn góp phần làm giảm áp lực bán tháo, giúp ổn định tâm lý nhà đầu tư, làm cho thị trường cân bằng hơn, góp phần hạn chế đà sụt giảm của chỉ số thị trường cơ sở.
Thu ngân sách 8 tháng ước giảm 8,8% so với cùng kỳ