Thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao và làm chủ các công nghệ năng lượng

(BKTO) - Trong bối cảnh ngành năng lượng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các mục tiêu phát triển bền vững, ngày 17/9, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức diễn đàn "Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2020". Diễn đàn góp phần thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ để sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng truyền thống, đồng thời chuyển giao và làm chủ các công nghệ năng lượng mới, năng lượng tái tạo.




Tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng nhấn mạnh: Trong giai đoạn vừa qua, ngành Năng lượng Việt Nam đã có bước phát triển nhanh trong các ngành, lĩnh vực, bám sát định hướng và đạt được nhiều mục tiêu. Tuy vậy, ngành năng lượng vẫn gặp nhiều hạn chế do các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu; việc nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn. Ngành năng lượng xác định đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng. Để lựa chọn, làm chủ cũng như phát triển công nghệ và nội địa hóa công nghệ, thiết bị trong lĩnh vực năng lượng cần có sự đồng bộ của hệ thống chính sách, cũng như sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp và nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy thực hiện Nghị quyết 55-NQ/TW về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thời gian qua, Đảng, Chính phủ đã và đang thúc đẩy cải thiện hiệu quả năng lượng thông qua thiết lập khung chính sách, đa dạng hóa các nguồn cung cấp, đồng thời ban hành nhiều chính sách hỗ trợ các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để nâng cao năng lực, hiệu quả, tính bền vững và thích ứng cho ngành năng lượng quốc gia; đồng thời đề ra nhiều giải pháp huy động nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đảm bảo ngành năng lượng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tại diễn đàn, các đại biểu chia sẻ về các chính sách, định hướng cơ bản và quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước, các chương trình hỗ trợ năng lượng... Bộ Công Thương cung cấp bức tranh toàn cảnh với nhiều điểm nhấn quan trọng về hệ thống điện gắn với an ninh năng lượng; đồng thời chia sẻ nhiều thông tin về các công nghệ mới và khả năng áp dụng tại Việt Nam.

Đại diện các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà đầu tư cũng chia sẻ các nội dung liên quan tới chính sách phát triển hạ tầng bền vững và nâng cao nội lực ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ về năng lượng; chuyển dịch cơ cấu năng lượng gắn với phát triển năng lượng bền vững; xu hướng công nghệ trong lĩnh vực năng lượng trên thế giới và khả năng ứng dụng tại Việt Nam.

Các đại biểu cũng trao đổi về biện pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế và nâng cao năng lực hoạch định chính sách phục vụ phát triển bền vững ngành năng lượng Việt Nam; phát triển hệ thống điện gắn với an ninh năng lượng quốc gia; Hydro trong xu hướng chuyển dịch năng lượng và khả năng sản xuất Hydro từ nguồn năng lượng tái tạo; ưu tiên tín dụng cho các dự án năng lượng công nghệ cao.../.
Theo TTXVN
Cùng chuyên mục
  • Ngắt mạch giao dịch chứng khoán: Biện pháp khả thi giúp thị trường vận hành ổn định, an toàn hơn
    4 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, đề xuất Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có thể ngắt mạch giao dịch khi thị trường quá biến động đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Giới chuyên gia nhận định, biện pháp này là rất cần thiết và hoàn toàn khả thi vì đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới.
  • Sửa đổi chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong cổ phần hóa, thoái vốn
    4 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Bộ Tài chính đã hoàn thiện Tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung 3 nghị định về cổ phần hóa (CPH), thoái vốn DNNN, trong đó đề xuất nhiều quy định mới nhằm tháo gỡ vướng mắc vấn đề này.
  • Phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới hậu Covid:  Những gợi mở chính sách
    4 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Đại dịch Covid-19 đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, thời kỳ hậu Covid-19 sẽ mang lại cơ hội vàng cho phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới (TMĐTXBG). Để tận dụng được cơ hội và khắc phục những cản trở do Covid-19 gây ra, Việt Nam cần ban hành một số chính sách then chốt về thông quan, logistics…
  • Thu thập thông tin về 1.000 doanh nghiệp hàng đầu của nền kinh tế
    4 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Việc thu thập thông tin của 1.000 DN hàng đầu trong nền kinh tế Việt Nam sẽ được thực hiện trong thời gian tới nhằm phản ánh kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của DN cũng như dự báo xu hướng hoạt động của DN trong tương lai gần.
  • Lùi lộ trình siết vốn cho vay trung, dài hạn: Ngân hàng cần kiểm soát rủi ro thanh khoản
    4 năm trước Kinh tế
    (BKTO)- "Khi lùi lộ trình siết vốn cho vay trung và dài hạn, nguồn vốn tại các ngân hàng dư dả hơn, có khả năng họ sẽ đầu tư vào những hạng mục nhiều rủi ro mang lại nguy cơ gia tăng nợ xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến an toàn hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Do đó, ngay cả khi Ngân hàng Nhà nước đã quyết định lùi lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn thêm 1 năm thì các ngân hàng cũng cần tăng khả năng kiểm soát rủi ro thanh khoản".
Thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao và làm chủ các công nghệ năng lượng