Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc tiếp Tổng Kiểm toán Nhà nước Bu-tan Tshering Kezang

(BKTO) - Ngày 12/11, tại Trụ sở KTNN, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đã đón, tiếp Tổng Kiểm toán Nhà nước Bu-tan Tshering Kezang và Đoàn đại biểu KTNN Bu-tan đang có chuyến thăm và làm việc tại nước ta.



                
   

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đón và tặng hoa Tổng Kiểm toán Nhà nước Bu-tan Bu-tan Tshering Kezang

   
Cùng dự buổi tiếp có Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đặng Thế Vinh, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Bu-tan Chimi Dorji,cùng đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc KTNN hai nước.

Nhiệt liệt chào mừng Đoànđại biểucấp cao KTNN Bu-tan do Tổng Kiểm toán Nhà nước Bu-tan Tshering Kezang dẫn đầu sang thăm và làm việc tại KTNN Việt Nam, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nhấn mạnh việc cơ quan KTNN hai nước thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao thời gian qua cho thấy mối quan hệ mật thiết, tốt đẹp giữa hai bên. Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay, nhiều đồng chí lãnh đạo KTNN Việt Nam như nguyên Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Cao Tấn Khổng, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Tuấn Anh cùng nhiều kiểm toán viên đã có các chuyến thăm và làm việc tại KTNN Bu-tan. Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc tin tưởng trong thời gian tới, mối quan hệ phối hợp công tác giữa hai cơ quan sẽ được nâng lên một tầm cao mới, thiết thực và ngày càng đi vào chiều sâu.

Giới thiệu khái quát với Đoàn về lịch sử hình thành và địa vị pháp lý của KTNN Việt Nam, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, KTNN Việt Nam được thành lập ngày 11/7/1994. Khi mới thành lập, KTNN Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ. Đến khi Luật KTNN đầu tiên ra đời năm 2005, KTNN được luật định là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, Tổng Kiểm toán Nhà nước do Quốc hội bầu. Năm 2013, địa vị pháp lý của KTNN được quy định trong Hiến pháp. Hiện tại, KTNN đang tiến hành sửa Luật KTNN 2015. Khi được thông qua, Luật KTNN 2015 sẽ góp phần nâng cao vị thế, trách nhiệm, chức năng quyền hạn, phạm vi công tác của KTNN.
                
   

Quang cảnh buổi tiếp

   
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay KTNN có 32 đơn vị trực thuộc (gồm 08 đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành, 08 đơn vị KTNN chuyên ngành, 13 đơn vị KTNN Khu vực, 03 đơn vị sự nghiệp) với khoảng 2.300 cán bộ, kiểm toán viên. Mỗi năm KTNN tiến hành hơn 200 cuộc kiểm toán. Những đóng góp của KTNN Việt Nam được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận. Vị thế của KTNN Việt Nam ngày càng nâng cao.

Thời gian qua, KTNN Việt Nam tập trung nhiều vào loại hình kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ; 3 năm gần đây, KTNN tập trung mạnh vào kiểm toán hoạt động để đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của việc sử dụng tài chính công, tài sản công.

Hiện nay, KTNN Việt Namđang đẩy mạnh thực hiện một số lĩnh vực kiểm toán như kiểm toán công nghệ thông tin, kiểm toán môi trường, kiểm toán tài nguyên khoáng sản, kiểm toán đất đai, kiểm toán chương trình mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán, đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu lớn, các phần mềm công cụ ứng dụng trí tuệ nhân tạo để thực hiện công tác kiểm toán hiệu quả hơn, nhanh hơn, chính xác hơn.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc mong muốn KTNN Bu-tan chia sẻ kinh nghiệm với KTNN Việt Nam về các lĩnh vực mà KTNN Bu-tan có thế mạnh như kiểm toán công nghệ thông tin, kiểm toán môi trường...

Tổng Kiểm toán Nhà nước Bu-tan Tshering Kezang cảm ơn sự tiếp đón trọng thị, thắm tình hữu nghị của KTNN Việt Nam dành cho Đoàn; chúc mừng KTNN Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2018-2021 và tin tưởng rằng, ASOSAI dưới sự dẫn dắt của KTNN Việt Nam sẽ gặt hái được nhiều thành công.

Chia sẻ về cơ quan KTNN Bu-tan, Tổng Kiểm toán Nhà nước Bu-tan Tshering Kezang cho biết, năm 2005, KTNN Bu-tan được quy định trong Hiến pháp. Tháng 6/2006, Luật Kiểm toán Bu-tan cũng được thông qua. Hiện nay, KTNN Bu-tan có 277 cán bộ, kiểm toán viên. Cũng như KTNN Việt Nam, KTNN Bu-tan đang thực hiện 03 loại hình kiểm toán là kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động; kiểm toán công nghệ thông tin và kiểm toán môi trường là hai lĩnh vực kiểm toán đang được KTNN Bu-tan đẩy mạnh thực hiện trong thời gian gần đây.

KTNN Bu-tan là thành viên của Tổ chức quốc tế các tổ chức kiểm toán tối cao (INTOSAI) và ASOSAI; là thành viên của các Ban, Nhóm công tác của INTOSAI, gồm: Ủy ban chia sẻ kiến thức và dịch vụ kiến thức, Nhóm công tác về kiểm toán công nghệ thông tin, Nhóm công tác về kiểm toán môi trường, Nhóm công tác về kiểm toán dữ liệu lớn (Big Data), Tiểu ban kế toán và kiểm toán tài chính (FAAS).

Tổng Kiểm toán Nhà nước Bu-tan Tshering Kezang tin tưởng KTNN Bu-tan có thể chia sẻ những kinh nghiệm kiểm toán là thế mạnh của mình với KTNN Việt Nam, góp phần vào sự phát triển chung của hai cơ quan.
                
   

Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Hồ Đức Phớc và Tổng Kiểm toán Nhà nước Bu-tan Tshering Kezang đã ký Biên bản hợp tác

   
Tiếp đó, Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Hồ Đức Phớc và Tổng Kiểm toán Nhà nước Bu-tan Tshering Kezang đã ký Biên bản hợp tácgiữa KTNN Việt Nam và Cơ quan KTNN Bu-tan. Mục tiêu của Bản ghi nhớ này tập trung thúc đẩy và phát triển hợp tác giữa hai bên nhằm tăng cường năng lực chuyên môn và phương pháp kiểm toán khu vực công của mỗi cơ quan.

Việc ký kết Biên bản hợp tácsẽ góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác tốt đẹp, toàn diện giữa hai quốc gia nói chung cũng như mối quan hệ giữa hai cơ quan KTNN nói riêng lên một tầm cao mới.

Tin và ảnh:THANH TÙNG
Cùng chuyên mục
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc tiếp Tổng Kiểm toán Nhà nước Bu-tan Tshering Kezang