Trạm Tấu trên con đường đến mùa Xuân no ấm

(BKTO) - “Anh về vớiTrạm Tấu đi!/Hội Xuân Sải Sán, Làng Nhì đợi anh/Những đồi xưa ngút cỏ gianh/Giờ thành bản mới đã xanhrừng trồng”. Câu thơ ấy đã thôithúc chúng tôi vượt hơn 300 cây số, ngược cái gió rét như cắt da thịt để trở lạiTrạm Tấu - vùng đất xa xôi nơi góc trời Tây Bắc cho thỏa nỗi nhớ và cũng để tậnmắt nhìn những Hát Lừu, Pá Hu, Pá Lau, Phình Hồ, Tà Si Láng… bốn mùa mịt mùsương phủ đang từng ngày thay da, đổi thịt...




Các xã, bản tại huyện Trạm Tấu đềuđã có đường giao thông thuận tiện

Nơi tận cùng gian khó

Trạm Tấu hiện là một trong những huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái với hơn 3 vạn dân thuộc 11 dân tộc anh em; trong đó, trên 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, riêng đồng bào dân tộc Mông chiếm hơn 77%. Cùng với Mù Căng Chải, Trạm Tấu được thụ hưởng Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ (Chương trình 30a). Suốt bao đời, đồng bào nơi đây chỉ biết sống dựa vào đất với rừng, mỗi năm chỉ chuyên canh được 1 vụ lúa, lại không được chăm bón nên năng suất thấp. Ngoài lúa, dân bản trồng thêm được vụ ngô nhưng cũng chỉ đủ để... nấu rượu, cặm cụi quanh năm mà vẫn quay quắt đói. Chưa kể, có năm rét đậm, rét hại kéo dài; đỉnh núi cao chìm trong băng giá; trong rừng già cành cây cổ thụ cũng gãy vì băng; dưới bản, trên nương cây cỏ voi, cũng không sống được nói gì tới cây ngô, cây lúa. Đói kinh niên, dân bản lại đốt rừng trồng cây thuốc phiện, khai thác lâm sản trái phép hoặc di dân tự do... Chẳng thế mà, Trạm Tấu một thời từng được biết đến với biệt danh “vương quốc cây thuốc phiện”.

Còn nhớ, năm 2012 chúng tôi có dịp cùng Đoàn KTNN khu vực VII đi thực hiện kiểm toán Chương trình 30a tại tỉnh Yên Bái. Thời điểm đó, mặc dù Chương trình này đã được triển khai khoảng 3 năm và cuộc sống của người dân nơi đây đã phần nào bớt cơ cực so với trước nhưng việc hoàn thành nhiều chỉ tiêu về giảm nghèo vẫn là một thách thức đối với Trạm Tấu. Điển hình là Trạm Tấu chưa bảo đảm đủ mức chi hỗ trợ cho các hộ gia đình nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (200.000đ/1ha/1năm); chậm phê duyệt quy hoạch sản xuất nông lâm ngư nghiệp; là 1 trong số 33 huyện nghèo trên toàn quốc chưa chi trả đầy đủ, kịp thời các khoản hỗ trợ cho giáo viên và học sinh; 1 trong 40 huyện không đạt chỉ tiêu bình quân 10 lao động/xã/năm đi xuất khẩu lao động để thoát nghèo... Hàng năm, tỉnh Yên Bái vẫn phải trợ cấp cho Trạm Tấu hàng chục tấn gạo cứu đói. Ông Hoàng Xuân Nguyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ngày ấy từng thẳng thắn chia sẻ: Chương trình 30a sau 3 năm triển khai bước đầu đã thu được kết quả khả quan, các chính sách hỗ trợ trực tiếp đã tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận với y tế, giáo dục; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện vẫn ở mức 77,3%, nguy cơ tái nghèo vẫn rất cao.

Quả thật, trong chuyến đi cùng Đoàn KTNN khu vực VII năm ấy, chúng tôi càng thấm thía và thấu hiểu hơn những khó khăn vất vả của công cuộc giảm nghèo nơi đây. Đường vào những bản làng hẻo lánh, thưa thớt ở Trạm Tấu; nhiều hủ tục “ăn sâu, cắm rễ” trong các bản làng vẫn chưa được xóa bỏ… chính là những hạn chế đã khiến cho công cuộc giảm nghèo bền vững ở nơi quanh năm sương phủ này vẫn còn đầy thách thức.

Đường đến mùa Xuân no ấm không còn xa

3 năm sau chuyến đi cùng đoàn kiểm toán, lần này trở lại Trạm Tấu vẫn huyền ảo giữa mịt mù sương phủ nhưng đã không còn bạt ngàn sắc trắng, sắc tím ma mị của hoa anh túc mà bát ngát màu xanh của những khoảnh rừng, nương ngô. Con đường độc đạo, ngoằn nghoèo từ thị xã Nghĩa Lộ lên Trạm Tấu đang được nâng cấp, trải nhựa. Có lẽ chỉ ít lâu nữa thôi, từ thành phố Yên Bái lên Trạm Tấu sẽ không còn phải ròng rã 6 đến 7 tiếng đồng hồ xe chạy như trước.

Điều đáng mừng nữa đối với cuộc sống của nhân dân Trạm Tấu là hệ thống điện lưới đã đến được 100% các xã trên địa bàn; ô tô đến được 100% các xã trong mùa khô; xe máy đã đến được 100% các thôn, bản; 12/12 xã, thị trấn của huyện có điểm trường trung tâm kiên cố. Khắc phục hạn chế chậm phê duyệt quy hoạch sản xuất nông nghiệp của những năm trước, Trạm Tấu đã thực hiện việc chuyển đổi gần 980 ha lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô đồi để có thể cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tế cao gấp 6 đến 7 lần. Thành công này không chỉ góp phần giải quyết nhu cầu lương thực cho người dân, hạn chế tình trạng xin hỗ trợ gạo cứu đói mà còn từng bước giúp Trạm Tấu trở thành vùng sản xuất, cung cấp ngô, nâng thu nhập bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng/người/năm năm 2015, tăng 2 lần so với năm 2010.

Người dân Hát Lừu đang thoát nghèo nhờ mô hình kinh tế mới

Chị Đỗ Thị Hương - Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Trạm Tấu, cho biết: So với năm 2011, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm từ 70% xuống còn 56,27%, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 10,24% xuống còn 8,26%, số hộ thoát nghèo từ 111 hộ đã tăng lên 424 hộ, số hộ tái nghèo từ 423 hộ giảm còn 9 hộ. Để có được kết quả này, đội ngũ cán bộ đã phải rất quyết tâm, kiên trì vận động, thuyết phục bà con thay đổi những thói quen sinh hoạt, những tập tục lạc hậu, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào trợ cấp.

Để tận mắt chứng kiến những đổi thay nơi đây, chúng tôi đến xã Hát Lừu - một xã điểm trong phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện Trạm Tấu, tìm hiểu những mô hình kinh tế hộ gia đình. Trong căn nhà sàn còn thơm mùi gỗ mới, bà Hoàng Thị Pọ ở thôn Hát 1 vui mừng chia sẻ: “Ngoài trồng lúa, gia đình tôi còn vay được 50 triệu đồng để chăn nuôi. Bây giờ một năm xuất ba lứa lợn, bán thóc, bán cá nên không bị đói nữa mà còn có của ăn của để”. Nhìn căn nhà khang trang, lợn gà đầy chuồng, không ai nghĩ rằng mấy năm trước, cứ tối đến cả gia đình bà Pọ gồm mấy thế hệ chen chúc trong căn nhà sàn cũ nát, ẩm ướt, tù mù vì điện chưa về bản. Được biết, Hát Lừu hiện nay có khoảng 60 hộ như gia đình bà Pọ đã thoát nghèo bằng mô hình vườn - ao - chuồng, thu nhập bình quân khoảng 60 đến 70 triệu đồng/năm.

Rời xã Hát Lừu, đứng trên sườn núi chúng tôi phóng tầm mắt nhìn ngắm một Trạm Tấu đang từng ngày đổi thay với bạt ngàn màu xanh cây cối. Sắc trắng của hoa mận, sắc hồng của hoa đào đã bắt đầu lấp ló giữa núi rừng. Ngọn gió giao mùa cứ xôn xao như khúc hát gọi xuân về. Nghị lực và ý chí là động lực và niềm tin để những cán bộ của Trạm Tấu hôm nay không ngại gian nan, bước tiếp trên con đường giúp dân thoát nghèo. Minh chứng là, thực hiện kiến nghị kiểm toán của KTNN, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề nghị với UBND huyện Trạm Tấu bổ sung thêm 3 chỉ tiêu chưa thực hiện gồm: Giá trị sản xuất trên 1ha/năm, tỷ lệ phòng học được kiên cố hóa, tỷ lệ thôn bản có nhà văn hóa cộng đồng vào Đề án giảm nghèo để đảm bảo mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững trong giai đoạn tiếp theo 2016-2020. Bên cạnh đó, cuộc điều tra, rà soát các hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều cũng đang được Trạm Tấu khẩn trương hoàn thành nhằm phục vụ cho việc triển khai Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Với những gì đã và đang triển khai, hy vọng con đường đưa Trạm Tấu thoát nghèo bền vững để đến với những mùa xuân ấm no, hạnh phúc sẽ không còn xa.

Bài và ảnh: HOÀNG LONG - NGỌC MAI
Cùng chuyên mục
  • Nhà nước và DN song hành trên lộ trình hội nhập
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Có lẽ, sau khi ViệtNam gia nhập WTO, năm 2015 là năm ghi dấu nhiều bước tiến mạnh mẽ nhất của ViệtNam trên tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định,có những DN sẽ sải bước trên con đường hội nhập thênh thang, nhưng cũng có nhữngDN sẽ phải cố gắng nỗ lực hơn rất nhiều để trụ vững trong cuộc cạnh tranh “nội- ngoại” khốc liệt ngay trên “sân nhà”. Tuy nhiên, dù DN ở trong tình thế nào,luôn có một yếu tố chủ quan và một yếu tố khách quan mang tính quyết định, đóchính là thể chế chính sách và nội lực của DN.
  • Thiên đường du lịch Phú Quốc chuyển mình…
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Phú Quốc còn được mệnhdanh là “Đảo Ngọc” và người dân bản địa trìu mến gọi bằng cái tên “Vùng đất trùphú”, đang thực sự thay đổi từng ngày. Cát cứ tại những bãi biển đẹp nhất là nhữngkhách sạn sang trọng, những khu resort đẳng cấp quốc tế đang mọc lên san sát đểđáp ứng nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng ngày càng tăng cao của du khách. Theo chiasẻ của những người dân nơi đây, tất cả những vị trí đẹp nhất, khả năng mang lạigiá trị gia tăng cao nhất khi phát triển dịch vụ du lịch tại Phú Quốc đều đã cóchủ...
  • Diện mạo mới của hạ tầng giao thông Thủ đô
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Những ngày này, Hà Nội tưng bừng và phấn khởi trong không khí chào đónnăm mới 2016 với niềm hãnh diện về diện mạo mới, với thế và lực mới của một Thủđô hiện đại và năng động. Góp phần làm nên thành quả đó là sự chuyển biến rõnét cả về chất và lượng kết cấu hạ tầng giao thông (HTGT) của Thủ đô. Khác vớinhiều năm về trước, bức tranh giao thông Hà Nội hôm nay đã có nhiều màu sắctươi sáng.
  • Quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp: Kết quả và định hướng tương lai
    8 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, sau hơn 2 năm thực hiện Đề ántái cơ cấu ngành Nông nghiệp, cơ cấu các ngành Nông nghiệp đã được điều chỉnhtheo hướng hợp lý hơn, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.Tuy nhiên, những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu, nhiều thách thức vẫn cònở phía trước. Cùng nhìn lại những kết quả, cũng như những khó khăn thách thức, nhữngđiểm cần điều chỉnh để hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra của ngànhNông nghiệp.
  • Cần cụ thể hóa chính sách  phát triển công nghiệp hỗ trợ
    9 năm trước Doanh nghiệp
    (BKTO) - Sau hơn 2 nămthực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác ViệtNam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Chiến lược), nhiều chuyên giađánh giá, khó có thể tạo ra liên kết giữa các DN Việt Nam và Nhật Bản như mụctiêu đã đề ra. Giải pháp tức thời và hữu hiệu nhất là hệ thống chính sách pháttriển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cho 6 ngành ưu tiên cần được điều chỉnh, thiếtkế mới.
Trạm Tấu trên con đường đến mùa Xuân no ấm