Trao đổi kinh nghiệm về lập, thẩm định, phát hành báo cáo kiểm toán

(BKTO) - Sáng 15/03, KTNN tổ chức Tọa đàm “Trao đổi kinh nghiệm về lập, thẩm định, phát hành báo cáo kiểm toán của đoàn kiểm toán” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, dưới sự chủ trì của Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Vũ Văn Họa.



Tham dự Tọa đàm còn có ông Trần Kim Lộc - Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán, ông Vũ Ngọc Tuấn - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, cùng đại diện Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Pháp chế, Thanh tra KTNN, các KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực.
                
   

Quang cảnh Tọađàm từđiểm cầu trụ sở KTNN.Ảnh: D.THIỆN

   

Công tác lập, thẩm định và phát hành báo cáo kiểm toán ngày càng được chuẩn hóa

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Vũ Văn Họa cho biết, Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 (giai đoạn 2021-2030) đã xác định: “Tập trung cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân, đặc biệt là việc không ngừng nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán (BCKT) theo quy định của Luật KTNN”.
                
   

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Vũ Văn Họa phát biểu khai mạc Tọađàm.Ảnh: D.THIỆN

   

Để thực hiện mục tiêu trên, theo Phó Tổng Kiểm toánnhà nước Vũ Văn Họa,việc nâng cao chất lượng và chuẩn hóa BCKT được lãnh đạo KTNN đặc biệt quan tâm, thể hiện qua việc chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiên cứu, xây dựng, tham mưu cho Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn trong việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán và lập, thẩm định, phát hành BCKT; đồng thời thường xuyên rà soát, điều chỉnh các quy định cho phù hợp với thực tiễn hoạt động của Ngành.

“Với ý nghĩa đó, KTNN tổ chức buổi Tọa đàm này nhằm phân tích các tồn tại, bất cập và đề xuất các vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới để nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, hoàn thiện và phát hành BCKT” - Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Vũ Văn Họa nhấn mạnh.

Đánh giá về chất lượng công tác lập, thẩm định và phát hành BCKT của các đoàn kiểm toán, bà Bùi Thị Minh Ngọc - Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, KTNN cho biết, công tác này trong thời gian qua đã từng bước được chuẩn hóa, cải thiện rõ rệt.
                
   

BàBùi Thị Minh Ngọc - Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán phát biểu tại Toạ đàm. Ảnh: D.THIỆN

   

Biểu hiện là các đoàn kiểm toán đã thực hiện cơ bản đầy đủ quy định về mẫu biểu, hồ sơ kiểm toán, quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ. Kế hoạch kiểm toán tổng quát được lập trên cơ sở khảo sát thu thập thông tin đầy đủ, đánh giá đúng các rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định trọng yếu kiểm toán phù hợp; áp dụng các phương pháp, thủ tục kiểm toán phù hợp để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm đưa ra các ý kiến đánh giá, kết luận, kiến nghị phù hợp và khả thi trong các BCKT.

Bên cạnh đó, việc trình bày BCKT có nhiều đổi mới theo hướng ngắn gọn hơn, bám sát vào các vấn đề trọng yếu được nêu trong kế hoạch kiểm toán tổng quát, dẫn chiếu cơ sở pháp lý cho các đánh giá, hạn chế kiến nghị xử lý tài chính không khả thi…

Đặc biệt, nhiều đoàn kiểm toán đã phát hiện những bất cập trong cơ chế, chính sách mang tầm vĩ mô, có kiến nghị xử lý tài chính cao; kỷ luật, kỷ cương cơ bản được giữ vững…

Tăng cường công tác kiểm soát, giám sát hoạt động kiểm toán của các cấp

Tham luận tại Tọa đàm, các đại biểu đều nhấn mạnh BCKT là sản phẩm cuối cùng của quá trình kiểm toán, phản ánh kết quả, chất lượng của hoạt động kiểm toán. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng BCKT là một yêu cầu thường xuyên, liên tục.

Liên quan đến vấn đề này, ông Hoàng Linh - Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp cho rằng, để góp phần nâng cao chất lượng BCKT, ngoài nâng cao chất lượngcông tác lập kế hoạch kiểm toán, tổ chức thực hiện kiểm toán… cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phát hành BCKT của đoàn kiểm toán.
                
   

Ông Hoàng Linh - Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, KTNN phát biểu.Ảnh: D.THIỆN

   

Ông Hoàng Linh cho biết, việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phát hành BCKT sẽ góp phần hạn chế tối đa những sai sót không đáng có của BCKT; cũng như đảm bảo BCKT được lập theo các quy định về trình tự thủ tục, hồ sơ, mẫu biểu kiểm toán; các nội dung của BCKT đảm bảo phản ánh đầy đủ các nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng quát đã được phê duyệt cũng như thực tế thực hiện kiểm toán.

Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phát hành BCKT sẽ đảm bảo tính logic, đúng đắn, phù hợp giữa kết quả kiểm toán với đánh giá, kết luận và kiến nghị kiểm toán; đảm bảo cơ sở pháp lý trong việc đưa ra các đánh giá, kết luận, kiến nghị kiểm toán; tính khả thi của những kiến nghị kiểm toán…

Nêu định hướng để nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, hoàn thiện BCKT trong thời gian tới, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Vũ Văn Họa đề nghị các đoàn kiểm toán cần định hướng nội dung BCKT ngay từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.

Theo đó, thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán cần yêu cầu đoàn khảo sát chủ động nghiên cứu, tìm hiểu, nắm rõ Hướng dẫn mục tiêu, trọng yếu, nội dung kiểm toán chủ yếu trong năm của KTNN, để tập trung thu thập những thông tin, làm cơ sở xác định nội dung kiểm toán trọng yếu để tổ chức triển khai kiểm toán, thu thập bằng chứng, đảm bảo chất lượng BCKT khi phát hành.
                
   

Cácđại biểu của KTNN các khu vực tham gia Tọađàm theo hình thức trực tuyến.Ảnh: D.THIỆN

   

Song song với đó, các đoàn kiểm toán phải tổ chức khảo sát kỹ để xác định rõ phạm vi, giới hạn kiểm toán; nội dung kiểm toán và các đánh giá, kết luận, kiến nghị kiểm toán phải phù hợp với phạm vi, giới hạn kiểm toán.

Bên cạnh đó, thủ trưởng các đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phải thực sự sâu sát, nắm bắt được mọi vấn đề của đoàn kiểm toán, thông qua việc nghiên cứu kỹ lưỡng những nội dung phát sinh trong quá trình kiểm toán và các báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất; nhân rộng các kết quả kiểm toán giữa các tổ kiểm toán có tính chất tương đồng; yêu cầu mọi đánh giá, nhận xét, kiến nghị đều phải đảm bảo đầy đủ bằng chứng kiểm toán.

Đặc biệt, thủ trưởng các đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phải tăng cường công tác kiểm soát, giám sát hoạt động kiểm toán của các cấp kiểm soát; nâng cao chất lượng kiểm soát, thẩm định. Trong đó, cần chú trọng nâng cao chất lượng kiểm toán của tổ kiểm soát, hội đồng thẩm định cấp vụ, cũng như chú trọng kiểm soát việc tổng hợp kết quả kiểm toán của từng biên bản kiểm toán với dự thảo BCKT; kiểm soát, thẩm định bằng chứng kiểm toán…/.
DIỆU THIỆN
Cùng chuyên mục
Trao đổi kinh nghiệm về lập, thẩm định, phát hành báo cáo kiểm toán