Trao đổi về chính sách phát triển năng lượng và hiện đại hoá các thủ tục hành chính

(BKTO) - Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) đã có những ý kiến trao đổi về kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam; cơ chế mua bán điện trực tiếp; đề xuất đẩy nhanh thủ tục cấp phép kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã tiếp nhận những ý kiến này tại buổi tiếp lãnh đạo JCCI, vừa diễn ra tại Hà Nội.

a-2-.jpg
                                                                                Quang cảnh buổi tiếp. Ảnh: BCT

Ông Mr. Aguin Toru - đại diện JCCI cho biết, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản sẵn sàng đóng góp vào quá trình chuyển đổi năng lượng nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững và trung hòa cacbon của Việt Nam vào năm 2050.

Tuy nhiên, ông Mr. Aguin Toru kiến nghị, Việt Nam cần nới lỏng các điều kiện cấp giấy phép kết nối lưới điện, khuyến khích sử dụng thiết bị phát điện năng lượng mặt trời đặt trên mái nhà trong các nhà máy. Đồng thời nghiên cứu lại cơ chế giá FIT để tạo động lực tăng tỷ lệ sản xuất điện năng lượng tái tạo.

Tại buổi tiếp, phía Nhật Bản cũng bày tỏ mong muốn Bộ Công Thương hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản trong vấn đề cắt giảm các thủ tục hành chính và sớm tháo gỡ những khó khăn trong kinh doanh thương mại điện tử để thúc đẩy kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản trên môi trường số, đáp ứng nhu cầu phát triển của hai nước.

Giải đáp ý kiến liên quan đến việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, Thứ trưởng Đặng Hoàng An ghi nhận các nội dung phản ánh của JCCI về các vướng mắc trong quá trình đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh để tổng hợp, lưu ý các cơ quan cấp phép, làm dữ liệu đánh giá tác động của chính sách hiện nay và đề xuất các giải pháp hiệu quả hơn trong quản lý nhà nước giai đoạn tới.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An khẳng định Bộ Công Thương đã và đang nỗ lực góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế, giảm bớt thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính, trong đó có việc cấp Giấy phép kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề năng lượng, Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo. Việt Nam có tiềm năng về điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối. Dù ưu tiên phát triển các loại hình này nhưng vẫn phải có cơ chế quản lý chặt chẽ.

Việc áp dụng cơ chế giá FIT không còn tiếp tục thực hiện đối với nguồn điện gió, sinh khối... mà trong thời gian tới sẽ áp dụng theo cơ chế giá mới tuân thủ Luật Giá, Luật Điện lực. Cụ thể, đơn vị mua - bán điện phải đàm phán giá theo khung giá Bộ Công Thương ban hành.

Về việc thu xếp vốn cho các dự án năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cũng hướng tới mục tiêu làm sao để các ngân hàng có thể hỗ trợ được cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Tuy nhiên, hiện nay, các ngân hàng đưa ra điều kiện khá ngặt nghèo như phải có bảo lãnh Chính phủ, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, cơ chế đặc biệt…

Những yêu cầu như vậy an toàn cho các tổ chức tín dụng nhưng gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi áp dụng với pháp luật Việt Nam. Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho rằng, để khả thi, cần thiết kế một cơ chế bảo hiểm đầu tư cho các doanh nghiệp.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cũng bày tỏ mong muốn phía Nhật Bản tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam không chỉ về tài chính mà còn về công nghệ nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam hướng đến mục tiêu thực hiện cam kết tại COP26 vào năm 2050.

Trước đây, Nhật Bản đã hỗ trợ khá nhiều cho ngành năng lượng của Việt Nam. Trong thời gian tới, đối với ngành năng lượng, sự hỗ trợ về tài chính rất quý, và sự hỗ trợ về công nghệ từ phía Nhật Bản còn quý hơn nữa - Thứ trưởng Đặng Hoàng An bày tỏ./.

Cùng chuyên mục
  • Hải Dương: Xây dựng phương án đầu tư cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Trước tình trạng xuống cấp, hư hỏng mặt quốc lộ 37 đoạn qua TP Chí Linh, UBND tỉnh Hải Dương đã nhiều lần đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm đầu tư sửa chữa nâng cấp. Tuy nhiên do khó khăn về nguồn vốn, Bộ Giao thông vận tải chưa bố trí kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2012-2025 để đầu tư xây dựng. Vì vậy, Sở Giao thông vận tải Hải Dương đã xây dựng báo cáo về phương án đầu tư cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37 từ km87+403-km92+900 để xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh.
  • Tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phục hồi và tăng cao
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10/2022 ước đạt 486,4 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước.
  • 10 tháng xuất siêu 9,4 tỷ USD trong khi cùng kỳ năm trước nhập siêu
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Tháng 10/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 58,27 tỷ USD, tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước.
  • Diễn đàn M&A Việt Nam 2022: Kích hoạt những cơ hội mới
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (M&A) Việt Nam thường niên lần thứ 14 do Báo Đầu tư tổ chức với chủ đề “Kích hoạt những cơ hội mới” sẽ diễn ra tại TP.HCM vào ngày 23/11 tới.
  • Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án Cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Phú Yên
    2 năm trước Kinh tế
    (BKTO) - Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Phú Yên đã giao nhiệm vụ cho các địa phương có Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đi qua xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đảm bảo tiến độ bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 20/11/2022 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý II/2023.
Trao đổi về chính sách phát triển năng lượng và hiện đại hoá các thủ tục hành chính