Trung ương thảo luận công tác nhân sự; phân bổ đại biểu dự Đại hội XIII

(BKTO) - Ngày 12/5 Ban Chấp hành Trung ương làm việc tại Hội trường, thảo luận về công tác nhân sự và nội dung về phân bổ đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng. Đồng chí Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị điều hành chương trình Hội nghị.




Ảnh: VGP

Cụ thể, sáng 12/5, Ban Chấp hành Trung ương làm việc tại Hội trường, thảo luận về tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá XIII; về tổng kết việc phân bổ đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII và xây dựng tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng và dự kiến phân bổ đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Về phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, tại Hội nghị này, Trung ương sẽ thảo luận, cho ý kiến và xem xét, quyết định phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII để làm cơ sở cho việc chuẩn bị nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII và nhân sự lãnh đạo chủ chốt các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021 - 2026 sẽ được bàn tại các Hội nghị tiếp theo.

Việc xác định phương hướng công tác nhân sự phải xuất phát từ yêu cầu thực hiện đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cả hệ thống chính trị ở nước ta.

Nhấn mạnh, trong báo cáo của Bộ Chính trị trình Trung ương lần này đã nêu khá đầy đủ về kết quả tổng kết công tác nhân sự Đại hội XII; về quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu xây dựng Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII; tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; điều kiện, cơ cấu, số lượng, quy trình giới thiệu, cách thức lựa chọn và một số vấn đề cần lãnh đạo thực hiện trong quá trình chuẩn bị và triển khai công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị mỗi đồng chí Ủy viên Trung ương cần nhận thức đầy đủ vị trí, ý nghĩa to lớn của công việc hệ trọng này, tập trung thảo luận, phân tích, làm sâu sắc các nội dung trên. Cần lưu ý, nhấn mạnh thêm vấn đề gì, những khâu nào? Phải chăng, về tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong thời điểm hiện nay cần nhấn mạnh phải có bản lĩnh chính trị thật vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của quốc gia - dân tộc; có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, thật sự gương mẫu, không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực, có ý thức giữ gìn và bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, được quần chúng tin cậy, tín nhiệm? Trong công tác chuẩn bị nhân sự, phải chăng cần nhấn mạnh phải có tinh thần trách nhiệm rất cao, thật sự khách quan, thật sự công tâm, trong sáng, gương mẫu chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức, quy chế, quy định của Đảng, đặt sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của dân tộc lên trên hết, trước hết? Kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, bè phái, "lợi ích nhóm", chạy chức, chạy quyền...

Về số lượng và việc phân bổ đại biểu dự Đại hội Đảng lần thứ XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho hay, theo quy định của Điều lệ Đảng, Ban Chấp hành Trung ương có nhiệm vụ quyết định việc phân bổ đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc. Trên cơ sở nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm việc phân bổ đại biểu ở một số Đại hội Đảng toàn quốc gần đây, Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến về nguyên tắc và các căn cứ phân bổ đại biểu và dự kiến số lượng phân bổ đối với 67 đảng bộ trực thuộc Trung ương.

Theo đó, nguyên tắc phân bổ đại biểu phải thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng, có số lượng hợp lý, tiêu biểu cho trí tuệ của toàn Đảng, bảo đảm thành công của Đại hội. Căn cứ để phân bổ đại biểu dự Đại hội Đảng dựa trên 3 tiêu chí: Đầu mối đảng bộ trực thuộc Trung ương, số lượng đảng viên của từng đảng bộ, vị trí quan trọng của một số đảng bộ. Theo kinh nghiệm các khóa trước đây, việc phân bổ đại biểu dự Đại hội toàn quốc của Đảng theo các nguyên tắc và căn cứ nêu trên về cơ bản đều được các cấp ủy, tổ chức đảng đồng tình. Điều quan trọng nhất là phải làm sao lựa chọn đúng và bầu được các đồng chí thật sự tiêu biểu, xứng đáng, đại diện cho đảng bộ dự Đại hội Đảng toàn quốc...

Ngoài các nội dung quan trọng nêu trên, buổi chiều 12/5, Ban Chấp hành Trung ương làm việc tại tổ, thảo luận về Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Theo baochinhphu.vn
Cùng chuyên mục
  • Gian nan giải ngân vốn đầu tư công
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Tổng vốn đầu tư công nguồn NSNN được phép thực hiện trong năm 2020 là gần 700 nghìn tỷ đồng, gấp đôi năm 2019. 4 tháng đầu năm, các bộ, ngành và địa phương mới giải ngân được gần 19% kế hoạch Thủ tướng giao. Để giải ngân hết số còn lại trong năm nay đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của tất cả các cơ quan liên quan.
  • Covid-19 sẽ khiến kinh tế toàn cầu thay đổi
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO)- Đánh giá về tác động của Covid-19 đến nền kinh tế, nhiều chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế do Covid-19 gây ra dù có quy mô tương đương với Đại suy thoái 1930 nhưng có thể ít gây hậu quả lâu dài hơn.
  • Làm rõ quyền của bên cho vay  trong Dự án Luật PPP
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới. Tuy nhiên, trong các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về Dự thảo Luật này vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về một số vấn đề, yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện. Trong đó, quy định như thế nào để bảo đảm quyền của bên cho vay, đồng thời bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật là một vấn đề được đặt ra.
  • Covid-19 tạo ra nhiều áp lực đối với  điều hành chính sách tài khóa
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO) - Dịch Covid-19 tạm thời được kiểm soát nhưng đã khiến thu NSNN gặp nhiều khó khăn, trong khi chi ngân sách để hỗ trợ DN cũng như chi cho phòng, chống dịch tăng lên. Điều này tạo ra nhiều áp lực đối với điều hành chính sách tài khóa.
  • Tiết kiệm chi thường xuyên trong bối cảnh dịch bệnh
    4 năm trước Đối nội
    (BKTO)- Do ảnh hưởng của dịch bệnh, Bộ Tài chính ước tính thu ngân sách nhà nước (NSNN) có thể giảm khoảng 150 nghìn tỷ đồng, thậm chí con số này có thể lớn hơn nếu tăng trưởng GDP đạt dưới 5% như cảnh báo của các tổ chức quốc tế.
Trung ương thảo luận công tác nhân sự; phân bổ đại biểu dự Đại hội XIII