Tự chủ trong các đơn vị nghệ thuật công lập: Cần hướng đi phù hợp

(BKTO) - Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vịsự nghiệp công lập (Nghị định 16) đặt ra lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệpcông. Tự chủ trong hoạt động được coi là xu thế tất yếu để phát triển, tuynhiên, đến thời điểm hiện tại, việc đổi mới cơ chế này của các đơn vị nghệ thuậtcông lập vẫn còn nhiều điều đáng bàn.




Tự chủ trong hoạt động được coi là xu thế tất yếu để phát triển. Ảnh: TS

Tự chủ là xu thế tất yếu

Thực hiện quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, năm 2015, có 5 đơn vị nghệ thuật thuộc quản lý của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) được chọn thí điểm chuyển đổi mô hình quản lý từ bao cấp hoàn toàn sang quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự hạch toán thu chi.Trong đó, có 2 đơn vị tự chủ 100% (Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam); các đơn vị còn lại cắt giảm 30% ngân sách trong năm 2015-2016 và tới năm 2017, các đơn vị sẽ phải đảm bảo tự chủ 100%. Theo đánh giá, khi được trao quyền tự chủ, các đơn vị nghệ thuật sẽ chủ động trong việc quản lý chi tiêu tài chính của đơn vị, thu nhập của người lao động từng bước được cải thiện, phân phối tiền lương của đơn vị sự nghiệp sẽ gắn với chất lượng, hiệu quả công việc. Hướng đi này cũng tạo nền tảng để các đơn vị thích nghi với quy luật xã hội, thích nghi với nền kinh tế thị trường, giải phóng sức sáng tạo, đặc biệt là xóa bỏ sự trì trệ, lực cản trong tư duy bao cấp, trông chờ vào NSNN. Kinh nghiệm từ Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam cho thấy, tự chủ là xu thế tất yếu. Khi tự chủ, các đơn vị hoạt động đa dạng, phong phú hơn; phát huy được sức sáng tạo, doanh thu lớn hơn, đời sống của nghệ sĩ được cải thiện hơn; qua đó huy động nguồn lực xã hội tham gia vào lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

Tuy nhiên, việc thay đổi cho phù hợp với cơ chế thị trường của các đơn vị nghệ thuật gặp phải những khó khăn nhất định. Từng hoạt động nhờ được bao cấp hoàn toàn, nhiều đơn vị nghệ thuật truyền thống, vốn đã gặp khó khăn về khán giả, nguồn thu từ biểu diễn, có nguy cơ không trụ nổi trong cơ chế mới. Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam Vũ Ngoạn Hợp cho biết, khi đã chuyển sang tự hạch toán, các đơn vị phải chú trọng đến việc thu hút người tài, cơ chế đãi ngộ không thể áp dụng theo kiểu cào bằng trước kia. Tuy vậy, cơ chế hiện nay chưa cho phép các đơn vị được làm điều mình muốn và cần chờ thêm thời gian để Bộ VH-TT&DL có những điều chỉnh hợp lý giúp quá trình xã hội hóa các đơn vị diễn ra thuận lợi hơn.

Không đợi “nước đến chân mới nhảy”!

Nghị định 16 đặt ra lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, năm 2016 phải đảm bảo tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp (chưa tính chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định).Đến năm 2018, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý (chưa tính chi phí khấu hao tài sản cố định). Đến năm 2020, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. Tuy nhiên, đối với những loại hình văn hóa khó có thể xã hội hóa được, nhiều ý kiến cho rằng nên linh hoạt vận dụng, chuyển đổi sang theo hình thứcNhà nướcđặt hàng.

Hiện, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) đang đề nghị thực hiện cơ chế đặt hàng với các đơn vị nghệ thuật. Bởi trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, sự sống còn của đơn vị nghệ thuật phụ thuộc vào chất lượng tác phẩm. Theo Cục trưởng Nguyễn Đăng Chương: Hiện nay, có tình trạng NSNN cấp chi vào hành chính quá nhiều, chưa chú trọng đầu tư cho tác phẩm nghệ thuật. Ngoài ra, khi thực hiện tự chủ, phải đảm bảo việc giao quyền nhiều hơn cho người đứng đầu của đơn vị nghệ thuật công lập. Theo ông Chương, nếu tự chủ về tài chính mà không tự chủ về cơ chế tổ chức thực hiện, quản lý, thì không thể có điều kiện phát huy sức sáng tạo, đổi mới!

Một vấn đề khác được đặt ra trong lộ trình tự chủ của các nhà hát là chất lượng các chương trình nghệ thuật. Khi tự hạch toán thu chi sẽ dẫn tới việc các nhà hát phải xây dựng các chương trình đảm bảo doanh thu, thậm chí, chạy theo thị hiếu của một bộ phận khán giả. Mặc dù Bộ VH-TT&DL khẳng định sẽ tìm giải pháp phù hợp, đảm bảo để các đơn vị trong và sau khi thực hiện tự chủ vẫn đảm bảo hoạt động, không chạy theo thị hiếu của một bộ phận khán giả, song nhiều ý kiến vẫn còn lo ngại, băn khoăn!

Vừa qua, Bộ VH-TT&DL đã ban hành Đề án Đào tạo đội ngũ diễn viên, nhạc công nghệ thuật Tuồng, Chèo, Cải lương và Dân ca kịch cho các đơn vị nghệ thuật trong cả nước. Đề án sẽ triển khai trên toàn quốc trong năm 2016, để khắc phục sự thiếu hụt lực lượng diễn viên, nhạc công vốn được xem là nguồn lực giúp đơn vị nghệ thuật tự chủ.

Lộ trình tiến tới tự chủ của các đơn vị nghệ thuật còn nhiều khó khăn nhưng cũng mở ra cơ hội lớn, trở thành đòn bẩy để thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo nghệ thuật. Do đó, ngay từ bây giờ, các đơn vị cần phải nghiên cứu và tự tìm hướng đi cho phù hợp, chủ động đổi mới, tiến dần đến việc tự chủ theo lộ trình, không chờ “nước đến chân mới nhảy”!

NGUYỄN LỘC
Cùng chuyên mục
  • Xây dựng nông thôn mới ở những xã vùng cao: Những tín hiệu vui
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - DN đồng hành cùng với nông dântrong quá trình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp; thu nhập của ngườidân tăng gấp đôi so với trước… Những tín hiệu vui này đã và đang góp phần tạora diện mạo mới cho các xã vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái. Từ đây,nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc trong xây dựng nông thôn mới được chính quyềnđịa phương đúc kết và chia sẻ.
  • Gỡ khó cho hoạt động chiếu phim lưu động
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Hiện nay, chính sách hỗ trợ cho các Đội chiếuphim lưu động (CPLĐ) đang còn nhiều bất cập, đặc biệt là cơ sở vật chất vàchính sách hỗ trợ cho cán bộ, viên chức hoạt động trong các đội chiếu phim làmviệc tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Trong bối cảnh ngân sách còn eo hẹp,việc huy động nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động CPLĐ đang là giải phápđược nhiều người mong đợi.
  • Vẫn tiềm ẩn khả năng tăng giá điện trong năm 2016
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Doanh thu bán điện năm 2014 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam(EVN) là 197.128,89 tỷ đồng (tương ứng giá bán điện thương phẩm bình quân thựchiện là 1.532,55 đ/kWh). Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuấtkinh doanh điện trong năm 2014 là 1.698,46 tỷ đồng. Tổng cộng lãi hoạt động sảnxuất kinh doanh điện và các hoạt động liên quan khác của EVN trong năm 2014 là823,83 tỷ đồng.
  • Gặp người được Bác Hồ chọn đặt tên
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Lẽ thường, trí nhớ và sự thông tuệ của mỗi người thườnggiảm đi khi tuổi tác tăng cao. Nhưng điều này có lẽ không đúng với ông Tạ QuangChiến - cán bộ lão thành cách mạng, một trong 8 cán bộ đã vinh dự được Bác Hồđặt tên trên đường trở lại chiến khu Việt Bắc chuẩn bị cho toàn quốc khángchiến chống Pháp năm xưa. Ở tuổi 92, ông vẫn rất minh mẫn, thông tường lịch sửdân tộc. Với ông, những năm tháng làm nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ luôn là một ký ứckhông phai trong tâm trí.
  • Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Hội nhập sẽ mở ra thời cơ, vận hội mới đưa đấtnước phát triển, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro khó lường. Đó là nhậnđịnh của nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Phạm ThếDuyệt khi chia sẻ với Báo Kiểm toán nhân dịp đầu năm mới. Trong bối cảnh đất nướcđang ngày càng hội nhập sâu rộng, càng đòi hỏi chúng ta phải phát huy hơn nữatinh thần đại đoàn kết toàn dân, loại bỏ những tác động xấu, gây chia rẽ khốithống nhất, đoàn kết giữa Đảng với nhân dân.
Tự chủ trong các đơn vị nghệ thuật công lập: Cần hướng đi phù hợp