Xây dựng nông thôn mới ở những xã vùng cao: Những tín hiệu vui

(BKTO) - DN đồng hành cùng với nông dântrong quá trình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp; thu nhập của ngườidân tăng gấp đôi so với trước… Những tín hiệu vui này đã và đang góp phần tạora diện mạo mới cho các xã vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái. Từ đây,nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc trong xây dựng nông thôn mới được chính quyềnđịa phương đúc kết và chia sẻ.




Công ty cổ phân Mía đường Sơn Dương hỗ trợ thu mua sản phẩm mía cho bà con nông dân xã Kim Bình , huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang Ảnh: LONG HOÀNG

Đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch UBND xã Tân Trào (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) Trần Đức Hạnh và Chủ tịch UBND xã Kim Bình (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) Đào Ngọc Vang đều nhấn mạnh đến việc hoàn thành 19/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, bức tranh kinh tế - xã hội tiếp tục có sự phát triển vượt bậc, cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư mạnh, góp phần tạo nên diện mạo mới cho nông thôn. Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người của người dân ở những xã vùng cao này đã tăng gấp 2 lần so với những năm đầu chưa triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Với mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng lên, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Chương trình) đã góp phần đem lại cuộc sống ấm no cho người dân vùng cao. Trên con đường hướng tới những mùa xuân ấm no, hạnh phúc ấy, đồng hành với người dân không chỉ có chính quyền địa phương hay ngân hàng chính sách mà còn có cả DN. Minh chứng là trên “mặt trận” sản xuất nông nghiệp, người nông dân Kim Bình quanh năm gắn bó với cây mía, cây chuối đã không còn “đơn thương độc mã”. Nhờ có sự liên kết với DN, bà con nông dân nơi đây đã phần nào yên tâm về đầu ra của cây mía - 1 trong 2 loại cây trồng chủ lực theo quy hoạch của xã Kim Bình. Hiện tại, được sự quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi của chính quyền xã, Công ty cổ phần Mía đường Sơn Dương đã đứng ra ký hợp đồng thu mua sản phẩm đối với các hộ trồng mía. Bên cạnh đó, Công ty sẵn sàng đầu tư giống, phân bón và các hộ chỉ phải thanh toán những khoản kinh phí này với Công ty khi kết thúc vụ thu hoạch. Cách đây vài năm, trước sức ép phải hoàn thành 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ và chính quyền Kim Bình đã mạnh dạn đề xuất quy hoạch, chuyển đổi đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất) để trồng cây nông nghiệp, tập trung vào cây chuối và cây mía. Quyết định này đã giúp cho sản xuất nông nghiệp ở Kim Bình phát triển, cải thiện thu nhập bình quân của người dân; tạo điều kiện để người dân ổn định cuộc sống và góp sức cùng với chính quyền hoàn thành 19/19 chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới.

Tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp vốn là bài toán khó đối với nhiều địa phương. Cũng chính bởi thế mà cách đây vài năm, cứ đến vụ đông, người nông dân Tân Trào lại bỏ mặc “đồng không, ruộng trống”. Nhưng giờ đây, họ đã có thể trồng ngô vào vụ đông và yên tâm về đầu ra của sản phẩm. Hiện tại, UBND xã Tân Trào đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần bò sữa cho tương lai tiêu thụ 2.600 tấn ngô đông trên địa bàn xã với giá 800 đồng/kg, cao hơn so với giá thị trường. Vậy là, từ ngày có DN về với thôn bản, nhà nhà đều tích cực trồng ngô cung ứng sản phẩm cho DN. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc tăng thu nhập cho mỗi hộ gia đình, cải thiện đời sống của người dân. Bức tranh nông thôn mới ở Tân Trào vì thế mà cũng thêm phần khởi sắc.

Tổng kết quá trình xây dựng nông thôn mới ở Tân Trào, ông Trần Đức Hạnh cũng đã nhấn mạnh tới 5 bài học. 1 trong 5 bài học góp phần giúp Tân Trào vững bước tiến lên trong hành trình đổi mới nông thôn chính là bài học về đại đoàn kết, phát huy sức mạnh của toàn dân. Minh chứng là những năm qua, Đảng bộ và chính quyền Tân Trào đã khuyến khích, vận động nhân dân đóng góp sức lực, ngày công, kinh phí trong quá trình thực hiện Chương trình. Tổng kinh phí mà xã đã huy động và thực hiện Chương trình là trên 105.225 triệu đồng, trong đó nguồn kinh phí huy động các cơ quan, đơn vị, DN ủng hộ và nhân dân đóng góp là 77.457 triệu đồng (chiếm 73,6%).

Từ những xuất phát điểm khác nhau khi thực hiện Chương trình, mỗi địa phương đã đúc kết những bài học riêng. Song điểm chung của những bài học “nằm lòng” ấy chính là trong quá trình thực hiện Chương trình, từng địa phương đều phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân. Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công của Chương trình.

NGỌC MAI- HOÀNG LONG
Cùng chuyên mục
  • Tự chủ trong các đơn vị nghệ thuật công lập: Cần hướng đi phù hợp
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vịsự nghiệp công lập (Nghị định 16) đặt ra lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệpcông. Tự chủ trong hoạt động được coi là xu thế tất yếu để phát triển, tuynhiên, đến thời điểm hiện tại, việc đổi mới cơ chế này của các đơn vị nghệ thuậtcông lập vẫn còn nhiều điều đáng bàn.
  • Gỡ khó cho hoạt động chiếu phim lưu động
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Hiện nay, chính sách hỗ trợ cho các Đội chiếuphim lưu động (CPLĐ) đang còn nhiều bất cập, đặc biệt là cơ sở vật chất vàchính sách hỗ trợ cho cán bộ, viên chức hoạt động trong các đội chiếu phim làmviệc tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Trong bối cảnh ngân sách còn eo hẹp,việc huy động nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động CPLĐ đang là giải phápđược nhiều người mong đợi.
  • Vẫn tiềm ẩn khả năng tăng giá điện trong năm 2016
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Doanh thu bán điện năm 2014 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam(EVN) là 197.128,89 tỷ đồng (tương ứng giá bán điện thương phẩm bình quân thựchiện là 1.532,55 đ/kWh). Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuấtkinh doanh điện trong năm 2014 là 1.698,46 tỷ đồng. Tổng cộng lãi hoạt động sảnxuất kinh doanh điện và các hoạt động liên quan khác của EVN trong năm 2014 là823,83 tỷ đồng.
  • Gặp người được Bác Hồ chọn đặt tên
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Lẽ thường, trí nhớ và sự thông tuệ của mỗi người thườnggiảm đi khi tuổi tác tăng cao. Nhưng điều này có lẽ không đúng với ông Tạ QuangChiến - cán bộ lão thành cách mạng, một trong 8 cán bộ đã vinh dự được Bác Hồđặt tên trên đường trở lại chiến khu Việt Bắc chuẩn bị cho toàn quốc khángchiến chống Pháp năm xưa. Ở tuổi 92, ông vẫn rất minh mẫn, thông tường lịch sửdân tộc. Với ông, những năm tháng làm nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ luôn là một ký ứckhông phai trong tâm trí.
  • Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
    8 năm trước Xã hội
    (BKTO)- Hội nhập sẽ mở ra thời cơ, vận hội mới đưa đấtnước phát triển, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro khó lường. Đó là nhậnđịnh của nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Phạm ThếDuyệt khi chia sẻ với Báo Kiểm toán nhân dịp đầu năm mới. Trong bối cảnh đất nướcđang ngày càng hội nhập sâu rộng, càng đòi hỏi chúng ta phải phát huy hơn nữatinh thần đại đoàn kết toàn dân, loại bỏ những tác động xấu, gây chia rẽ khốithống nhất, đoàn kết giữa Đảng với nhân dân.
Xây dựng nông thôn mới ở những xã vùng cao: Những tín hiệu vui