Ủy ban Kiểm toán Philippine: Ngân hàng thiệt hại hàng trăm triệu Pê-sô do “giao dịch phủi tay”

(BKTO) - Tổngcộng 14 cán bộ điều hành cấp cao là các thành viên Ban Giám đốc và Ban Giám sátrủi ro của Ngân hàng Phát triển quốc gia Philippine (DBP) hiện đang phải đối mặtvới những cáo buộc hình sự của cơ quan điều tra do có liên quan đến đường dâygiả mạo các giao dịch chứng khoán Chính phủ khiến ngân sách quốc gia bị thấtthoát lớn.




Trụ sở Ngân hàng Phát triển quốc gia Philippines (DBP). Ảnh: ST
Những cáo buộc nói trên xuất phát từ kết quả của cuộc kiểm toán do Ủy ban Kiểm toán Philippine (COA) - cơ quan kiểm toán tối cao quốc gia Philippine - công bố hôm 29/5 vừa qua đối với hoạt động giao dịch chứng khoán trong năm 2014 của DBP. Theo Báo cáo kiểm toán, COA đã ghi nhận 28 giao dịch được thực hiện trong giai đoạn từ 29/1 đến 3/3/2014, liên quan đến trái phiếu kho bạc lãi suất cố định có kỳ hạn từ 20 đến 25 năm do Chính phủ Philippine phát hành với tổng giá trị 14,3 tỷ Pê-sô (320,9 triệu USD), là những hoạt động “mua bán chớp nhoáng” hay còn gọi là “giao dịch phủi tay”, khiến ngân hàng quốc doanh này phải gánh chịu một khoản mất mát lên tới 717,07 triệu Pê-sô (16,09 triệu USD) mà các cán bộ ngân hàng cho biết là được thực hiện để tránh thua lỗ thêm.

Theo điều tra của các kiểm toán viên, một số thành viên Ban Giám đốc và các cán bộ quản lý cấp cao của DBP được cho là đã lợi dùng chức vụ, quyền hạn để thông qua việc mua và bán chứng khoán Chính phủ giữa DBP và Công ty đầu tư First Metro (FMIC), một công ty con của Tập đoàn ngân hàng MetroBank, mặc dù ý thức được rằng những “giao dịch phủi tay” này là bất hợp pháp, bị Ngân hàng Trung ương Philippine (BSP) ngăn cấm theo các quy định trong Luật Chứng khoán quốc gia. Chứng khoán Chính phủ có trị giá lên tới hàng tỷ Pê-sô này đã được DBP bán cho FMIC và mua lại ngay trong ngày với giá lỗ, dẫn đến khoản thiệt hại hơn 717 triệu Pê-sô. Do khoản lỗ này mà thu nhập ròng của DBP trong năm 2014 đã rớt xuống đáng kể, chỉ còn 4,5 tỷ Pê-sô so với 5,6 tỷ Pê-sô năm 2013. DBP lẽ ra đã phải nộp hàng triệu Pê-sô trong lợi nhuận của mình vào NSNN nếu như không có khoản lỗ bắt nguồn từ những giao dịch phi pháp trên.

Ngoài ra, COA cũng chỉ ra các cán bộ cấp cao của DBP đã thông qua một “chiến lược” được cho là vi phạm pháp luật, nhằm chuyển đổi số chứng khoán Chính phủ dài hạn trị giá 20 tỷ Pê-sô (448,89 triệu USD) từ chứng khoán sẵn sàng để bán thành chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn, do Ban giao dịch trái phiếu của DBP thực hiện với FMIC là đối tác duy nhất trong một loạt các giao dịch mua và bán được thực hiện trong cùng ngày với cùng mức giá.

Qua kiểm toán, COA cho rằng những hành vi trên thể hiện những sơ sót, yếu kém trong vấn đề quản lý ngân hàng, những khoản lỗ phát sinh là không đáng có. Theo COA, tại thời điểm đó DBP đang nằm ở mức thanh khoản cao với số dư tiền mặt trung bình là 43,8 tỷ Pê-sô, vì thế không có lý do gì để bán tống số chứng khoán Chính phủ này.

Được biết, trong số 14 cán bộ quản lý cấp cao bị cáo buộc có chủ tịch DBP Gil Buenaventura và một số giám đốc điều hành. Những người này bị buộc tội vi phạm Luật Chống tham nhũng, Luật Chứng khoán, Luật Quản trị doanh nghiệp 2011 và các quy định của BSP.

Trước đó, BSP đã yêu cầu Ban điều hành DBP tiến hành một cuộc điều tra nội bộ về những giao dịch khả nghi này và thực hiện các biện pháp xử lý thích đáng đối với những cán bộ có biểu hiện vi phạm. Phản hồi lại yêu cầu từ BSP, một cuộc điều tra đã được DBP khởi xướng ngay sau đó. Trong bản báo cáo phản hồi gửi tới BSP, DBP cho biết đã xử phạt hành chính đối với 3 cán bộ có liên quan trực tiếp đến khoản thua lỗ hơn 717 triệu Pê-sô của ngân hàng này về tội vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Kết quả cuộc điều tra nội bộ và hình thức xử phạt này của DBP được cho là chỉ dừng lại ở mức độ hành chính và chưa thỏa đáng vì đây là hành vi phạm tội nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới NSNN và lợi ích của người dân.

Ngoài ra, một số cán bộ của DBP còn bị cáo buộc là không có đủ giấy phép hành nghề và thiếu năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm công tác theo quy định của pháp luật. DBP đã thuê nhiều người bên ngoài nắm các chức vụ điều hành cấp cao, trong đó có những người chưa có bằng thạc sỹ là mức tiêu chuẩn năng lực tối thiểu cần có để được nắm giữ các vị trí này.

Box: Loại giao dịch phủi tay” được ám chỉ cho hành vi của một nhà đầu tư hoặc một nhóm các nhà đầu tư thông đồng bán chứng khoán (cổ phần, trái phiếu, quyền chọn) với giá lỗ rồi mua lại cho mục đích chiếm đoạt tiền và khấu trừ thuế về sau hoặc tạo ra hoạt động mua bán giả tạo. Hành vi này bị pháp luật ngăn cấm vì có thể gây ra hiện tượng thao túng thị trường về giá và số lượng chứng khoán được giao dịch mà trên thực tế không có sự thay đổi về quyền sở hữu của những chứng khoán đó.
NGỌC QUỲNH
Nguồn: The Manila Times và Philippine Daily Inquirer
Cùng chuyên mục
  • Australia:   Kiểm toán cảnh báo về thiệt hại  do chậm trễ thực hiện các dự án giao thông
    9 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Ngày 22/5 vừa qua, Bộ Cơ sở hạ tầng Australia (IA) thuộc Chính phủ liên bang vừa công bố Báo cáo kiểm toán đối với các cơ sở hạ tầng đường bộ và các dự án giao thông công cộng tại Australia. Báo cáo cho biết, đến năm 2031, mức thiệt hại do chậm trễ trong xây dựng các đại lộ tại thủ đô Canberra có thể đạt mức đỉnh điểm 700 triệu USD, do dân số của 2 quận Gungahlin và Belconnen tại thành phố đang ngày càng gia tăng.
  • Cuba:  Bị kiểm toán phát giác tham nhũng, 19 người lĩnh án tù
    9 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Từ kết quả cuộc kiểm toán nội bộ của Hiệp hội gia cầm Cuba (UECAN), tới sự vào cuộc của cơ quan điều tra, tháng 3 vừa qua, Tòa án Cuba đã ra quyết định kết án từ 8 đến 20 năm tù giam đối với 19 quan chức và nhân viên của hai DNNN hoạt động phân phối trứng có trụ sở tại thủ đô La Habana. Những người bị kết án nói trên đã chủ mưu và tham gia tuồn hơn 8 triệu trứng gia cầm ra thị trường chợ đen, để tham ô một số tiền lớn, gây thiệt hại về kinh tế hơn 8,9 triệu Pê-sô.
  • Canada: Ban hành chính sách quản lý tài sản mới trên cơ sở kiến nghị Kiểm toán
    9 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Ngày 08/5 vừa qua, Ủy ban Kiểm toán thành phố Winnipeg đã công bố bản Báo cáo kiểm toán nội bộ đối với Dự án Đường bộ trục Tây Waverley, một dự án đường bộ lớn được Quỹ Xây dựng Canada cấp vốn thực hiện. Kết quả kiểm toán cho thấy công tác hoạch định ngân sách của các nhà quản lý dự án thành phố còn nhiều yếu kém và các khoản chi phí bất hợp lý.
  • Kiểm toán Chương trình giải quyết nạn vô gia cư  của thành phố Denver (Mỹ):  63 triệu USD bị lãng phí
    9 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Ngày 16/4 vừa qua, Bộ phận Dịch vụ kiểm toán (ASD) thuộc Văn phòng Kiểm toán thành phố Denver - thành phố đông dân nhất bang Colorado (Mỹ), đã công bố kết quả cuộc kiểm toán Chương trình giải quyết nạn vô gia cư của Denver (DRH). Mục đích của cuộc kiểm toán nhằm đánh giá hiệu quả của DRH trong việc thực hiện những mục tiêu giảm dần và đến năm 2015 có thể xoá bỏ nạn vô gia cư tại thành phố, cũng như xem xét tình hình sử dụng ngân sách và tiền ủng hộ, tài trợ cho Chương trình.
  • CHI PHÍ Khắc phục hậu quả sự cố  nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản): Kiểm toán phát hiện lãng phí lớn
    9 năm trước Kiểm toán quốc tế
    (BKTO) - Công ty Điện lực Tokyo (Tepco), đơn vị quản lý và vận hành Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi, vừa qua đã bị cáo buộc lãng phí hơn một phần ba số tiền 190 tỷ Yên (1,6 tỷ USD) được phân bổ từ ngân sách quốc gia cho công tác dọn dẹp nhà máy sau cuộc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước Nhật Bản (BOA).
Ủy ban Kiểm toán Philippine: Ngân hàng thiệt hại hàng trăm triệu Pê-sô do “giao dịch phủi tay”