Vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn miền núi

(BKTO)- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019- 2025.



                
   

Ảnh minh họa- nguồn: baovanhoa.vn

   

Mục tiêu của Đề án là vận động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ em thông qua khám chữa bệnh, hỗ trợ bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học; hỗ trợ trẻ em được tham gia hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí; hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em.

Các hoạt động chủ yếu của Đề án là tăng cường công tác truyền thông, vận động các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và mọi tầng lớp nhân dân đóng góp nguồn lực cho việc thực hiện Đề án. Vận động, hình thành mạng lưới các nhà tài trợ, các tổ chức trong nước và quốc tế hỗ trợ thực hiện Đề án. Thường xuyên cung cấp cho các nhà tài trợ kế hoạch, nhu cầu cần hỗ trợ của các địa phương.

Đồng thời điều phối việc hỗ trợ cho trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi về khám chữa bệnh, dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học; vui chơi, giải trí cho trẻ em; đồ ấm cho trẻ em phù hợp theo độ tuổi.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Cụ thể, hàng năm, xây dựng kế hoạch vận động nguồn lực. Điều phối, vận động và lồng ghép, sử dụng các nguồn lực một cách công khai, minh bạch, tránh chồng chéo, trùng lặp giữa các bộ, ngành, các cấp. Đa dạng hóa nguồn lực, phương thức hỗ trợ phù hợp với yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ. Tiếp nhận, phân phối và triển khai các hoạt động hỗ trợ đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng các sản phẩm hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của các địa phương và đối tượng hưởng lợi.

Kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đóng góp, vận động nguồn lực thực hiện Đề án.

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì triển khai vận động các nguồn lực để thực hiện Đề án có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án. Hướng dẫn các địa phương đánh giá nhu cầu của trẻ em; điều phối việc vận động nguồn lực và triển khai hỗ trợ trẻ em.

PHÙNG NGUYÊN
Cùng chuyên mục
  • Cần tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột  của BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Được đánh giá là những trụ cột của hệ thống an sinh xã hội (ASXH), chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN) đã và đang thực hiện tốt vai trò bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên, để đưa hệ thống ASXH phát triển theo hướng bền vững, các chính sách này cũng cần được đổi mới, mở rộng phạm vi ảnh hưởng đến đời sống xã hội và nền kinh tế hơn nữa.
  • Lao động giá rẻ sẽ không còn là lợi thế trong bối cảnh công nghệ số
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Từ chỗ coi nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, không qua đào tạo là lợi thế, nay, các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang chuyển hướng sang thu hút lao động kỹ thuật cao và sẵn sàng đầu tư cho công tác đào tạo nghề để giúp lao động bắt kịp với xu hướng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0).
  • Bất cập trong quản lý, giám sát làm giảm hiệu quả đầu tư cho giáo dục
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Là một trong những lĩnh vực được ưu tiên đầu tư, trong những năm qua, tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) hằng năm tương đương 5% GDP. Tuy nhiên, cơ cấu chi ngân sách cho lĩnh vực này được cho là còn nhiều bất cập; cơ chế giám sát nguồn chi còn lỏng lẻo làm giảm hiệu quả nguồn lực đầu tư.
  • Đẩy mạnh giám sát, tạo sự chuyển biến trong việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Với vai trò là cơ quan giám sát, đại diện cho tiếng nói của các tầng lớp nhân dân, thời gian qua, mặt trận tổ quốc (MTTQ) cùng các tổ chức chính trị- xã hội các cấp đã tích cực tham gia giám sát, phối hợp cùng với cơ quan bảo hiểm xã hội để đưa chính sách Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT) đi sâu vào đời sống.
  • Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu góp phần ổn định các chính sách an sinh
    5 năm trước Xã hội
    (BKTO) - Khẳng định việc tăng tuổi hưu là tất yếu, phù hợp với xu thế chung của nhiều nước tiên tiến trên thế giới, nhiều chuyên gia còn cho rằng, việc điều chỉnh tuổi hưu sẽ giúp người lao động (NLĐ) có cơ hội nhận lương hưu và các khoản tiền chính sách xã hội được đảm bảo hơn, khi nguồn quỹ lương hưu thêm dồi dào.
Vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn miền núi