VCCI: Cần làm rõ một số điều trong Dự thảo Nghị định kiểm tra hàng hóa nhập khẩu

(BKTO) - Góp ý về Dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, có một số quy định cần được bổ sung, làm rõ hơn.



                
   

Theo VCCI,một số quy định trong Dự thảo Nghị định kiểm tra hàng hóa nhập khẩu cần được làm rõ hơn - Ảnh minh họa: diendandoanhnghiep.vn

   

Cụ thể, Điều 4.1.s Dự thảo quy định, một trong các trường hợp miễn kiểm tra chất lượng là vật tư, linh kiện nhập khẩu để bảo hành, sửa chữa, thay thế cho một đơn vị sản phẩm hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, theo VCCI, quy định này chưa rõ ràng do không biết thế nào được coi là “đơn vị sản phẩm hoàn chỉnh”, trong đó, có thể hiểu đây là một bộ phận hoàn chỉnh của sản phẩm hay phải là toàn bộ sản phẩm hoàn chỉnh. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp (DN) nhập một linh kiện về để sửa chữa cho một bộ phận hoàn chỉnh trong máy móc thì có thuộc trường hợp miễn kiểm tra chất lượng không?

“Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung quy định làm rõ nội dung này”, VCCI góp ý.

Tại Điều 8.2.c Dự thảo quy định, một trong các thông tin được thu thập để phân tích đánh giá rủi ro là thông tin về hàng hóa không đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm được phát hiện trong khâu lưu thông.

Tuy nhiên, theo VCCI, quy định này có phần chưa hợp lý, vì hàng hóa không đạt yêu cầu trong khâu lưu thông có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác ngoài nguyên nhân hàng hóa không đạt chất lượng ngay từ quá trình nhập khẩu, chẳng hạn do nhà phân phối bảo quản không đúng quy cách, các nguyên nhân trong quá trình vận chuyển… Các yếu tố này đều ảnh hưởng trực tiếp lên chất lượng sản phẩm nhưng không liên quan đến chất lượng của hàng hóa tại giai đoạn nhập khẩu, vì vậy không nên đưa vào như một thông tin để phân tích rủi ro để kiểm tra chất lượng của hàng hóa nhập khẩu.

“Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi theo hướng thông tin về hàng hóa không đạt yêu cầu trong quá trình lưu thông nhưng không phải do yếu tố trong quá trình vận chuyển sau nhập khẩu và lưu thông gây ra”, VCCI góp ý.

Góp ý về các hình thức xử lý các kết quả kiểm tra không đạt, theo Điều 16.6.b Dự thảo cơ quan nhà nước có quyền quyết định một trong ba hình thức xử lý: buộc tái xuất, tiêu hủy hoặc tái chế hàng hóa trong trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ hoặc chứng thư giám định, kết quả chứng nhận xác định hàng hóa không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia.

VCCI cho rằng, quy định này là chưa minh bạch vì không rõ căn cứ vào tiêu chí nào để cơ quan nhà nước lựa chọn hình thức xử lý hàng hóa nhập khẩu không đạt. Ngoài ra, lựa chọn của cơ quan nhà nước có thể không phù hợp với tình hình và nhu cầu thực tế của DN, chẳng hạn như yêu cầu DN tái xuất, nhưng thực tế DN lại có khả năng tái chế hàng hóa đó.

“Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi quy định theo hướng cho DN chọn hình thức xử lý và cơ quan nhà nước chỉ thực hiện việc giám sát DN. Thực tế, quy định này hiện cũng đang được quy định tương tự tại Điều 8 Nghị định 132/2008/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư 06/2020/TT-BKHCN”, VCCI kiến nghị./.

THIỆN TRẦN
Cùng chuyên mục
  • Infographic - GDP 6 tháng đầu năm tăng 5,64%
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự chung sức, đồng lòng của hệ thống chính trị, cộng đồng DN, nhân dân cả nước và lực lượng tuyến đầu chống dịch, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt 5,64%.
  • Bảo vệ và phát triển thương hiệu Petrolimex trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Theo Phó Tổng Giám đốc Petrolimex Trần Ngọc Năm, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu một năm tại thị trường Việt Nam khoảng 20 - 21 triệu m3/tấn và thị phần của Petrolimex chiếm khoảng 48%.
  • TP. Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp thành lập mới vốn tăng hơn 39%
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Trong 6 tháng đầu năm 2021, TP. Hồ Chí Minh có 18.441 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký đạt 310.988 tỷ đồng, tăng 3,8% về số lượng và tăng 39,2% về vốn đăng ký.
  • 6 tháng đầu năm, doanh thu du lịch tiếp tục giảm mạnh, chỉ đạt 4,5 nghìn tỷ đồng
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) - Do Việt Nam và nhiều quốc gia tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế nên 6 tháng đầu năm 2021, khách quốc tế đến Việt Nam và doanh thu dịch vụ lữ hành tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
  • Xác định trọng điểm phát triển du lịch Việt Nam để đầu tư
    3 năm trước Đầu tư
    (BKTO) – Trong bối cảnh ngành du lịch đang chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, thách thức đến mục tiêu tăng trưởng và phát triển của ngành, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các DN cần phải mạnh mẽ cơ cấu lại thị trường, sản phẩm du lịch cũng như xác định đúng trọng tâm, trọng điểm để đầu tư, khôi phục và phát triển ngành du lịch sau đại dịch.
VCCI: Cần làm rõ một số điều trong Dự thảo Nghị định kiểm tra hàng hóa nhập khẩu